Wednesday, October 30, 2013

ARCHEGOS—ĐẤNG KHỞI NGUYÊN



Archegos là một danh hiệu của Chúa Jêsus. Chữ nầy chỉ xuất hiện 4 lần trong Kinh Tân ước, hai lần trong sách Công vụ (3:15; 5:31) và hai lần trong thơ Hê-bơ-rơ (2:10;12:2). Hiển nhiên danh hiệu nầy rất khó dịch. Tôi mạo muội dịch là “Đấng Khởi Nguyên”.

Qua sự quan sát bản dịch Cựu uớc tiếng Hi lạp là Bản 70 và cách dùng chữ của các tác giả ngoài Kính Thánh, chúng tôi thấy từ ngữ nầy gợi ý một ý nghĩa gấp ba như sau: a/ một người mở đường (người tiền phong) mở đường lối cho người khác, do đó có nghĩa “người hướng dẫn”, “anh hùng”; b/ nguồn gốc hay người sáng lập, do đó có nghĩa “tác giả”, “người đề xuất” “khởi đầu”; c/ nhà cai trị dẫn đầu, do đó có nghĩa “chỉ huy trưởng”, “vương hoàng”, “vua”.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Thập Giá Là Một Điều Cơ Bản




Thập giá của Ðấng Christ là điều mang tính cách mạng nhất từng xuất hiện giữa vòng loài người.
Thập giá của thời La Mã xa xưa không biết đến sự thỏa hiệp nào; nó chưa bao giờ nhượng bộ ai. Nó được biết đến bởi khả năng giết chết kẻ thù mình và khiến anh ta câm lặng mãi mãi. Nó không tha cho Ðấng Christ, mà còn giết chết Ngài như bao người khác. Ngài còn sống lúc họ treo Ngài lên trên thập giá, và hoàn toàn đã chết lúc họ đưa Ngài xuống sáu giờ sau đó. Ðó là cái thập giá đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Cơ Ðốc.
 
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Thánh Nhân Phải Đi Một Mình



Hầu hết những linh hồn vĩ đại của thế giới đều cô đơn. Sự cô đơn dường như là một cái giá mà các thánh nhân phải trả cho sự thánh thiện của mình.
Vào buổi bình minh của thế giới (hay chúng ta nên nói là trong bóng đêm kỳ lạ đó xuất hiện ánh bình minh của sự tạo dựng con người), Hê-nóc, linh hồn trung kiên đó, đồng đi cùng Ðức Chúa Trời và biến mất, vì Ðức Chúa Trời đã cất người lên; việc này không được đề cập đến nhiều, ta có thể suy luận một cách hợp lý là Hê-nóc đã đi trên một con đường hoàn toàn khác với con đường của những người cùng thời.
 
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Thánh Linh Dạy Hay Thánh Kinh Dạy


Nếu chúng ta nói rằng có sự khác biệt giữa việc được Thánh Kinh dạy và được Thánh Linh dạy thì có thể gây chấn động cho nhiều tín hữu phải không? Tuy nhiên, quả thật là có sự khác biệt như vậy.

Ðiều này hoàn toàn có thể: được dạy dỗ về những nguyên lý cơ bản của đức tin nhưng vẫn không thực sự hiểu toàn bộ sự việc. Và việc trở thành chuyên viên về các giáo lý Thánh Kinh mà không có sự khai sáng thuộc linh, với hậu quả là bức màn vẫn còn trên tâm trí, che đậy nó khỏi sự thấu hiểu lẽ thật trong bản chất thuộc linh cũng là điều hoàn toàn có thể.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Đấng Christ, Antichrist và Hội Thánh--1


         

Chương 1 - Các quyền của
Đức Chúa Trời

Có ba loạt ngắn
các phân đoạn Kinh Thánh liên quan đến từng điểm đó tôi sẽ hướng dẫn bạn ngay từ đầu.

           Đấng Christ
           Cô-lô-se 1:13-18 ; Hê-bơ-rơ  2:5-10,16 ; Ê-phê-sô 1:22 , 4:10 .
           Hội Thánh
           Ê-phê-sô 1:22 ; 2:14-16; 3:20-21

           Antichrist
           1 Giăng 2:18-22 ; 4:2-3 ; 2 Tê-sa-lô-ni-ca  2:3-10
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tuesday, October 29, 2013

SÁCH SỰ SỐNG CỦA CHIÊN CON




Đức Jehovah có truyền lịnh Môi-se và các tôi tớ khác của Ngài chép thánh sử tuyển dân: “Hãy chép điều nầy trong sách làm kỷ niệm, và hãy nói cho Giô-suê biết rằng Ta sẽ bôi sạch kỷ niệm…” (Xuất. 17:14). Do lịnh truyền đó chúng ta đọc thấy có các cuộn sách như: sách chép các dòng dõi (Sáng. 5:1), sách giao ước (điều răn), Xuất 24:7, sách chiến trận của Đức Jehovah  (Dân. 21:14); sách hành trạng của Sa-lô-môn (1 Vua 11:41); sách sử ký các vua (1 Vua 14:29); sách sự hiện thấy của Na-hum (Na.1:1)..v..v.. Đó là các nguồn tư liệu hoặc các bộ phận cấu tạo Kinh thánh Cựu Ước. Các tôi tớ Đức Chúa Trời đã trứ tác các sách đó do sự hà hơi, cảm thúc và cảm động của Linh Đức Chúa Trời.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

NHỮNG NGƯỜI CAI TRỊ DÂN CHÚA



Chúa Jêsus từng làm chứng về sự uỷ nhiệm thần thượng của Ngài như sau “Jêsus đáp rằng: “Công việc của Đức Chúa Trời, ấy là các ngươi tin Đấng mà Ngài đã sai đến”. (Giăng 6:29). Thành ngữ “Cha Đấng sai Ta” xuất hiện khoảng 43 lần trong phúc âm Giăng. Sự lặp đi lặp lại câu “Cha Đấng sai Ta” nhấn mạnh chân lý: Đức Chúa Trời luôn luôn bổ nhiệm người cai trị trên dân Ngài. Chúa Jêsus là Con Người do Đức Chúa Trời Cha bổ nhiệm cai trị trên dân của Ngài.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Thần Tiêu Khiển Vĩ Đại


Một triết gia người Ðức nhiều năm trước đây đã nói đôi lời về một khía cạnh tinh thần và cho rằng nếu một người có sự đòi hỏi càng nhiều trong lòng mình theo khía cạnh tâm linh thì người ấy sẽ đòi hỏi ít hơn trên vấn đề vật chất bên ngoài, hay nói khác hơn, là đòi hỏi ít hơn của nhu cầu xác thịt. Nhu cầu về sự cung cấp quá đáng cho thể xác là bằng chứng cho sự phá sản của con người bên trong.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Thẩm quyền Đấng Christ Bị Hạ Thấp Trong các Hội Thánh


Đây là một gánh nặng của lòng tôi; và khi nói rằng nó là của tôi, tôi cũng cảm thấy rằng đây là gánh nặng của Thánh Linh. Nếu tôi biết rõ lòng mình, thì chính bởi tình yêu thương đã thúc đẩy tôi viết nên điều này. Điều tôi viết ở đây không phải là hơi men chua chát của một tâm trí bị kích động bởi những sự cãi lẫy với các anh em Cơ Đốc của mình. Hoàn toàn không có một sự cãi lẫy nào cả. Tôi cũng không hề bị lạm dụng, đối xử tệ bạc, hay tấn công bởi bất cứ ai. Hay những khám phá này cũng không phải xuất phát từ những kinh nghiệm không mấy dễ chịu mà tôi đã trải qua trong giao tiếp với những người khác. Các mối quan hệ của tôi với Hội Thánh mình, cũng như với các Cơ Đốc nhân của các hệ phái khác đều rất tốt, nhã nhặn và thú vị. Nỗi khổ của tôi chỉ đơn giản là hậu quả của một tình trạng mà tôi tin là hầu như hoàn toàn phổ biến giữa các Hội Thánh.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tầm Quan Trọng Của Sự Xét Đoán


Hầu như không có gì khác phơi bày thật rõ ràng nỗi sợ hãi và tình trạng mơ hồ của con người như là quãng đường mà họ sẽ đi để che giấu cái tôi của mình khỏi người khác và ngay cả khỏi con mắt của chính mình.

Hầu hết tất cả mọi người, từ thời thơ ấu cho đến lúc qua đời, sống đằng sau một tấm màn mờ đục, chỉ bước ra khỏi đó một chút khi bị ép buộc bởi một cú sốc tình cảm nào đó và rồi lại rút lui vào chỗ ẩn nấp với tốc độ nhanh nhất. Kết quả của sự che đậy cả đời này nằm ở chỗ con người hiếm khi biết những hàng xóm của họ thực sự là ai, và còn tệ hơn nữa, sự ngụy trang đó hoàn hảo đến độ họ cũng không còn nhận biết chính mình.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Monday, October 28, 2013

Tại Sao Người Ta Thấy Kinh Thánh Khó Hiểu



Những người đã quen thuộc với các sự kiện (trong Kinh Thánh) sẽ không hề phủ nhận việc nhiều người thấy Kinh Thánh là khó hiểu. Những lời chứng về những khó khăn gặp phải lúc đọc Kinh Thánh có quá nhiều và rộng khắp để có thể bị bỏ qua cách khinh suất.

Trong kinh nghiệm con người thường có một sự phức tạp của nhiều nguyên nhân thay vì một nguyên nhân cho mọi sự việc, và nó cũng tương tự như thế khi chúng ta gặp khó khăn với Kinh Thánh. Ðối với vấn đề tại sao Kinh Thánh khó hiểu không thể trả lời đột xuất, bất cẩn được, câu trả lời nhanh nhảu chắc chắn là một câu trả lời sai. Vấn đề thì phức tạp, và vì lý do này, nỗ lực tìm kiếm một giải pháp đơn nhất sẽ làm cho chúng ta thất vọng.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Sự Phân Rẽ Không Phải Lúc Nào Cũng Xấu



Khi nào thì hiệp nhất và khi nào thì phân rẽ, đó là vấn đề; và một câu trả lời đúng đòi hỏi sự khôn ngoan của một Sa-lô-môn.

Hầu hết mọi người đều giải quyết vấn đề theo quy luật tự nhiên, đó là Mọi sự hiệp nhất thì cho là tốt lành và mọi sự chia rẽ thì cho là xấu xa. Nếu quyết định như thế thì là thật là dễ dàng cho cuộc sống của chúng ta có phải không! Nhưng khi nhìn rõ ràng vào phương pháp đối diện với vấn đề này một cách quá đơn giản như thế thì chúng ta đã bỏ qua những bài học lịch sử và xem nhẹ những định luật thuộc linh sâu thẳm nhất mà con cái Chúa phải nhờ đó mà tồn tại.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Sử Dụng và Lạm Dụng Tính Hài Hước



Có một vài điều hữu ích trong đời sống Cơ Ðốc nhân như là tính hài hước nhẹ nhàng nhưng cũng có một vài thứ tai hại chết người như tính hài hước nằm ngoài sự kiểm soát.

Nhiều người đã bỏ cuộc chạy của sự sống chỉ vì chuyện tầm phào. Phao-lô đã cẩn thận cảnh báo chúng ta. Ông nói rõ rằng tâm tính đặc trưng của Cơ Ðốc nhân không phải là việc pha trò, và nói những chuyện tầm phào, bèn là sự tạ ơn (Ê-phê-sô 5:1-5). Thật có ý nghĩa khi trong chương này vị sứ đồ của chúng ta đã xếp việc nói những chuyện tầm phào chung với sự không tinh sạch, gian dâm và thờ lạy hình tượng.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Sống Với Chúa Thật Dễ



Công tác đầu tiên Sa-tan tấn công loài người là nỗ lực quỷ quyệt của nó hòng phá hủy niềm tin của Ê-va đã đặt để nơi sự nhân từ của Ðức Chúa Trời. Thật không may cho bà và cho chúng ta là Ma quỷ đã thành công vượt bậc. Từ ngày đó, con người có một quan niệm sai trật về Ðức Chúa Trời, đây chính là điều đã tách loài người khỏi nền tảng của sự công chính và đưa đẩy họ vào lối sống liều lĩnh và tiêu cực.
 
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Ra Đời Sau Nửa Đêm



Giữa vòng những Cơ Đốc nhân có tâm trí phấn hưng, tôi nghe nói một câu, “Các cơn phấn hưng ra đời sau nửa đêm.” Đây là một trong những câu cách ngôn, mặc dù theo nghĩa đen thì không đúng lắm, nhưng hình ảnh đó nói lên một điều rất trung thực

Nếu chúng ta hiểu câu nói “Các cơn phấn hưng ra đời sau nửa đêm” mang ý nghĩa là vào ban ngày Đức Chúa Trời không lắng nghe lời cầu xin phấn hưng của chúng ta, thì đương nhiên là không đúng. Và nếu chúng ta gượng gạo cho rằng lời cầu nguyện chúng ta trình dâng lên trong khi mệt mỏi và kiệt sức có quyền năng hơn lời cầu nguyện chúng ta dâng lên lúc đang nghỉ ngơi và khỏe khoắn, thì một lần nữa, nó lại không đúng.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Hạ Mình Quá Đà!



"Ðương chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Ðức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Ðức Chúa Jêsus Christ, là Ðấng liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội và làm cho sạch, đặng lấy chúng ta khỏi mọi tội và làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt sắng về các việc lành"
Tít 2:13-14
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Phép Lạ Theo Sau Cái Cày



"Hãy vỡ đất mới! Vì là kỳ tìm kiếm Ðức Giê-hô-va, cho đến chừng nào Ngài đến và sa mưa công bình trên các ngươi" - Ô-sê 10:12

Có hai loại đất: đất hoang hóa, và đất đã vỡ ra bởi cái cày.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lời Cầu Nguyện Của Một Tiên Tri Nhỏ



Lời cầu nguyện này của một người được kêu gọi để làm chứng nhân cho các nước. Đây là những gì ông nói với Chúa của mình vào ngày ông được kêu gọi. Sau khi các trưởng lão và các mục sư cầu nguyện rồi đặt tay lên ông, ông trở về gặp gỡ Cứu Chúa của mình trong nơi kín nhiệm và trong sự tĩnh lặng, xa khỏi những nơi mà các anh em của ông có thể tìm thấy ông.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Khuôn Mẫu Của Jaffray



Ðây có lẽ là lúc rất tốt để nhìn vào triết lý Jaffray về những sứ mệnh Cơ Ðốc. Ðó là một triết lý đơn giản dựa trên những nguyên tắc Thánh Kinh Tân Ước và thường gặp nhiều phản ứng chua chát khi được trình bày với sự cảm nhận sâu sắc. Từ triết lý đó ông phát triển một khuôn mẫu cho công việc của mình, một khuôn mẫu mà từ đó ông đã làm mọi sự từ những ngày đầu tiên ở nam Trung Hoa cho đến cuối cuộc đời.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Không Có Gì Thay Thế Cho Thần Học



Tri thức quan trọng nhất và hữu ích nhất mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể có được đó là tri thức về thần học.

Môn thần học có lẽ nhận được sự lưu ý ít hơn bất cứ những môn học nào khác, tại vì nó chỉ cho chúng ta thấy rằng con người còn đang giấu mình trong những bụi cây trong vườn Ê-đen sau khi đã phạm tội và lìa khỏi sự hiện diện của Ðức Chúa Trời. Nó tạo sự cảm biết sâu sắc bực bội, khó chịu khi con người phải đương đầu trước vấn đề "mối tương giao mật thiết với Ngài". Học thần học chỉ ra một khoảng cách sâu thẳm giữa Ðức Chúa Trời và loài người, vì thế cho nên loài người chỉ có thể sống bình an với chính họ bằng cách "quên rằng mình vẫn chưa hòa thuận lại với Ðức Chúa Trời".
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Nhu Mì Và Yên Nghỉ



“Phước cho những kẻ nhu mì, vì sẽ hưởng được đất”
(Ma-thi-ơ 5:5)

Ta có thể trình bày chính xác khái niệm “chủng tộc loài người” với một người hoàn toàn không biết tí gì về nó bằng cách xoay mặt trái của Các Phước Lành lại, và nói rằng: “Đây là chủng tộc loài người.” Vì những điều trái ngược với các tiêu chuẩn đạo đức trong Các Phước Lành chính xác là những đức tính phân biệt đời sống và hành vi của con người.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Học Thì Phải Hành



Ông Charles G. Finney tin rằng việc dạy Kinh Thánh mà không có sự áp dụng trên phương diện đạo đức có thể còn tệ hơn việc không dạy gì cả và có thể gây nên những tổn thương thực sự lớn cho những người nghe. Tôi thường cảm thấy rằng điều này có vẻ là một quan điểm cực đoan, nhưng sau nhiều năm chiêm nghiệm, tôi thay đổi ý kiến, hay có một quan điểm gần như giống hệt nó.
 
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Hãy Vun Trồng Tính Giản Dị và Tạo Lập Một Cõi Riêng Tư



Cơ Ðốc nhân chúng ta phải đơn giản hóa đời sống mình nếu không thì sẽ đánh mất những kho báu không kể xiết trên trần gian và cõi đời đời.
Nền văn minh hiện đại quá ư phức tạp đến nỗi không thể khiến một đời sống mộ đạo trở nên trọn vẹn. Nó làm chúng ta kiệt sức với vô số trò tiêu khiển và đánh bại chúng ta bằng cách tiêu diệt sự riêng tư của chúng ta, nếu không thì chúng ta đã có thể đón nhận và làm tươi mới lại sức mạnh của mình trước khi ra ngoài tiếp tục đối đầu với trần gian.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Giá Trị của Sự Tưởng Tượng Ðã Ðược Thánh Hóa



Giống như những sức mạnh khác thuộc về chúng ta, sự tưởng tượng có thể hoặc là một ơn lành hoặc là một sự rủa sả, tùy thuộc hoàn toàn vào việc nó được sử dụng như thế nào và nó được kỷ luật ra sao.Chúng ta thảy đều có một mức độ sức mạnh nào đó để tưởng tượng. Món quà này cho phép chúng ta thấy được ý nghĩa trong những gì thuộc về vật chất, nắm bắt được những cái giống nhau giữa các sự vật vốn lúc đầu xem có vẻ chẳng giống nhau chút nào cả. Nó cho phép chúng ta biết những cái mà cảm giác không bao giờ có thể nói với chúng ta, vì bởi nó mà chúng ta có thể thấy xuyên qua sự biểu hiện của cảm giác đến thực tại nằm đằng sau của các sự vật.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Đức Tin Thách Thức Thất Bại



Trong thế giới này, con người được đánh giá bằng khả năng làm việc của mình. Họ được đánh giá tùy vào quãng đường họ đã đi được trên lộ trình tiến lên ngọn đồi của thành tựu. Tận bên dưới là sự thất bại hoàn toàn; cao ngất bên trên là sự thành công vượt bậc; ở giữa hai thái cực này, số đông những con người văn minh đổ mồ hôi và tranh chiến từ khi còn trẻ cho đến lúc già nua.Một số thì chịu thua, tuột xuống tận đáy và trở thành cư dân của những khu nhà ổ chuột. Tại nơi đó, tham vọng ra đi và tan vỡ, họ sinh tồn nhờ
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Đức Tin: Giáo Lý Bị Hiểu Lầm



Trong chương trình cứu rỗi thiêng thượng, giáo lý đức tin là trung tâm. Ðức Chúa Trời hướng Lời Ngài vào đức tin, và nơi nào không có đức tin, nơi đó hoàn toàn không thể có sự cứu rỗi thật. "Vả, không có đức tin thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài" (Hê-bơ-rơ 11:6).

Mọi ơn phước tuôn chảy từ sự chuộc tội của Ðấng Christ đến với mỗi cá nhân qua cánh cổng đức tin. Sự tha thứ, sự tẩy sạch, sự tái sanh, Ðức Thánh Linh, sự đáp lại lời cầu xin, được ban cho và được tiếp nhận bởi đức tin. Không hề có một phương cách nào khác! Ðây là một giáo lý Phúc Âm thông thường và được chấp nhận bất cứ nơi nào thập giá của Ðấng Christ được thấu hiểu.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

SÁCH SỰ SỐNG



Đức Jehovah có truyền lịnh Môi-se và các tôi tớ khác của Ngài chép thánh sử tuyển dân: “Hãy chép điều nầy trong sách làm kỷ niệm, và hãy nói cho Giô-suê biết rằng Ta sẽ bôi sạch kỷ niệm…” (Xuất. 17:14). Do lịnh truyền đó chúng ta đọc thấy có các cuộn sách như: sách chép các dòng dõi (Sáng. 5:1), sách giao ước (điều răn), Xuất 24:7, sách chiến trận của Đức Jehovah  (Dân. 21:14); sách hành trạng của Sa-lô-môn (1 Vua 11:41); sách sử ký các vua (1 Vua 14:29); sách sự hiện thấy của Na-hum (Na.1:1)..v..v.. Đó là các nguồn tư liệu hoặc các bộ phận cấu tạo Kinh thánh Cựu Ước. Các tôi tớ Đức Chúa Trời đã trứ tác các sách đó do sự hà hơi, cảm thúc và cảm động của Linh Đức Chúa Trời.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Để Đúng Phải Suy Nghỉ Đúng



Những gì chúng ta suy nghĩ khi chúng ta được tự do suy nghĩ theo ý muốn chính là cái mà chúng ta là như vậy hay sẽ sớm trở thành như vậy.

Kinh Thánh đã nói nhiều về những tư tưởng của chúng ta; thuyết Phúc Âm ngày nay không có gì thực tế hơn để nói về chúng. Lý do Kinh Thánh nói nhiều là vì những tư tưởng của chúng ta là cực kỳ quan trọng đối với chính mình; lý do thuyết Phúc Âm nói quá ít là vì chúng ta phản ứng quá mạnh trước sự sùng bái “tư tưởng”, chẳng hạn (trào lưu) Tư Tưởng Mới (New Thought), Hiệp Nhất (Unity), Khoa Học Cơ Đốc (Christian Science) và những cái tương tự như vậy. Những sự sùng bái này khiến tư tưởng chúng ta trở nên rất gần gũi với mọi sự vật và chúng ta đối đầu bằng cách xem chúng như không có gì cả. Cả hai vị trí đều sai trật.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Đức Chúa Trời Cần Được Yêu Mến



Ðức Chúa Trời là Ðấng mà Ngài là như vậy thì Ngài phải luôn được tìm kiếm vì chính Ngài, chứ đừng bao giờ xem Ngài như là một phương tiện để hướng về một cái gì đó khác hơn.

Bất kỳ ai tìm kiếm những mục đích khác hơn là Ðức Chúa Trời, thì anh ta phải tự mình làm lấy; anh ta có thể đạt được những mục đích đó nếu có đủ năng lực, nhưng sẽ chẳng bao giờ có Ðức Chúa Trời. Không thể nào tìm gặp Ðức Chúa Trời cách tình cờ được. "Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng" (Giê-rê-mi 29:13).
 
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Đầy Dẫy Đức Thánh Linh



Trước khi chúng ta nói đến việc làm thế nào để được đầy dẫy Thánh Linh, có một số vấn đề cần phải được giải quyết. Là những tín hữu, bạn phải đưa những vấn đề đó ra khỏi đường đi của mình, và ngay tại điểm này khó khăn xuất hiện. Tôi lo ngại rằng những người lắng nghe tôi có lẽ đã thu nhặt được ở đâu đó ý tưởng cho rằng tôi có một giáo lý làm-thế-nào-để-được-đầy-dẫy-Thánh-Linh-trong-năm-bài-học-đơn-giản, cái mà tôi sẽ trình bày cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ những ý tưởng mơ hồ đại loại như thế, thì tôi chỉ có thể đứng trước bạn và nói rằng, "Tôi rất tiếc"; vì nó không đúng; tôi không thể cho bạn một điều như thế. Tôi nói có một vài điều bạn phải loại ra khỏi đường đi của mình, phải san bằng chúng. Một trong số chúng là: Trước khi bạn được đầy dẫy Thánh Linh, bạn phải biết chắc rằng bạn có thể được đổ đầy.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Con Người Thuộc Linh



Khái niệm về tính thuộc linh không giống nhau trong vòng những hệ phái Cơ Ðốc khác nhau. Trong một số hệ phái, nếu một người có giọng thanh tiếng tốt, thường hay nói về tôn giáo được cho là người rất thuộc linh; những người khác chấp nhận tính hoa mỹ ồn ào là dấu hiệu của tính thuộc linh, và trong một số Hội Thánh Việt Nam thì người cầu nguyện đầu tiên, lâu nhất, lớn nhất nhận được danh tiếng và được coi là người có bản tính thuộc linh cao nhất trong Hội Thánh.
 
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Con Người: Nơi Cư Ngụ Của Đức Chúa Trời



Sâu thẳm trong mỗi con người có một nơi thiêng liêng, nơi đó tồn tại bản chất huyền bí của con người anh ta. Thực thể sâu thẳm bên trong này là một phần của con người, cái mà tự nó thuộc về nó mà không liên quan gì đến bất cứ phần nào khác thuộc bản chất phức tạp của con người. Ðó là cái "Tôi là" của con người, một món quà của Ðấng Ta Là, Ðấng đã tạo nên anh ta
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Cội Rễ Người Công Bình



Một khác biệt đáng lưu ý giữa đức tin của tổ tiên chúng ta, được các tổ tiên nhận thức, và cùng một đức tin đó được hiểu và sống theo bởi con cháu họ, thì đức tin của các tổ tiên gắn liền với cội rễ của niềm tin, trong khi đó hậu duệ của họ ngày nay dường như chỉ nghĩ đến bông trái.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Cơ Đốc Nhân Lạ Thường



Tôi tin rằng nỗ lực hiện tại của rất nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo để hòa hợp Cơ Ðốc giáo với khoa học, triết học và những thứ tự nhiên, hợp lý khác là hậu quả của sự thất bại trong việc thấu hiểu Cơ Ðốc giáo và cũng là, rút ra từ những gì tôi đã nghe và đọc được, một thất bại trong việc hiểu khoa học cũng như triết học.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Cơ Đốc Giáo Ăn Liền



Thật chẳng có gì ngạc nhiên khi những quốc gia trên thế giới bào chế những sản phẩm như trà uống liền, cà phê uống liền, và mì ăn liền. Và rồi thì thế giới cũng cho ra đời một tôn phẩm cao siêu "Cơ Ðốc giáo ăn liền". Nếu những sản phẩm ăn liền đó đã không xuất xứ từ Hoa Kỳ, thì có một điều không thể phủ nhận được, là chính trào lưu Chính thống Mỹ đã đem Cơ Ðốc giáo ăn liền đến cho các Hội Thánh Tin Lành.
 
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

SAMUEL--Chiếc bình kỳ lạ



"Cho một thời gian như thế này”.

1 Samuel 1.

 Tình trạng của mọi việc hôm nay rất tương tự những việc hiện hữu vào phần đầu  cuốn sách đầu tiên của Samuel. Ba điều đặc biệt dường như nổi bật như tính năng của những ngày đó.

Việc đầu tiên là một hình thức
chủ nghĩa trong những gì thuộc về Đức Chúa Trời qua việc theo đuổi trong năng lực của xác thịt; kết quả sự hỗn tạp, ngoại tình thuộc linh,  suy nhược và không hiệu quả thuộc linh.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Sunday, October 27, 2013

Chúa Phán Với Người Quan Tâm



Kinh Thánh được viết trong nước mắt và đào sâu vào đó sẽ tìm được những kho báu tuyệt diệu nhất. Đức Chúa Trời không có gì để nói với con người phù phiếm.

Chính Môi-se, một người đang run rẩy, được nghe Đức Chúa Trời phán trên núi, và cũng chính ông là người sau này đã giải cứu cả đất nước khi ông sấp mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời với một của lễ để xin Ngài xóa tên ông khỏi sách của Ngài vì lợi ích của dân Y-sơ-ra-ên. Lần kiêng ăn cầu nguyện dài ngày của Đa-ni-ên đã đưa Gáp-ri-ên từ thiên đàng đến để nói với ông về bí mật của các thế kỷ. Khi Giăng, một người rất được yêu mến, khóc dầm dề vì không có ai xứng đáng để mở cuốn sách có bảy ấn, thì một trong số những trưởng lão đã an ủi ông bằng một tin vui rằng Sư Tử của chi phái Giu-đa đã chiến thắng.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Cần Thiết Và Nguy Hiểm Của Tổ Chức



Về cơ bản mà nói, tổ chức là sự sắp đặt nhiều phần của một tổng thể vào trong một mối quan hệ với nhau để có thể đạt được mục đích tối hậu. Điều này có thể đạt được, bởi sự nhất trí hay sự cưỡng bách, tùy thuộc vào các hoàn cảnh. Một mức độ tổ chức nào đó là cần thiết ở khắp nơi xuyên suốt cõi vũ trụ được tạo dựng và trong mọi xã hội loài người. Không có nó sẽ không có khoa học, không có chính phủ, không có các đơn vị gia đình, không có nghệ thuật, âm nhạc, văn chương, cũng như không có bất kỳ hoạt động sáng tạo nào.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Cẩn Thận Với Hình Thức Máy Móc



Yếu tính của tôn giáo thật là tính tự giác, sự cảm động tối cao, không giới hạn của Chúa Thánh Linh bên trên và trong một tâm linh tự do của những người đã được cứu. Ðiều này, trải qua nhiều năm của lịch sử loài người, đã là dấu xác nhận tiêu chuẩn của tính ưu tú thuộc linh, bằng chứng của sự thực hữu trong một thế giới ảo.

Khi tôn giáo đánh mất đặc tính thiêng liêng của nó và chỉ còn cái hình thức (bên ngoài), tính tự giác này cũng bị mất luôn, và từ chỗ của nó xuất hiện các tiền lệ, khuôn phép, hệ thống - và hình thức máy móc.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Lòng Can Đảm Với Sự Tiết Độ



Tội lỗi đã thực hiện một công việc tàn phá chúng ta khá thành công, và quá trình phục hồi vừa lâu dài lại vừa chậm chạp. Các công việc của ân điển trong đời sống mỗi cá nhân có thể chưa một lần nào được thể hiện cách sáng sủa và rõ ràng (trong kinh nghiệm của cá nhân đó, và của người khác - ND), nhưng chúng thực sự là công việc của Đức Chúa Trời: Đem tấm lòng đã một lần sa ngã trở lại sự giống với những điều thiêng liêng. Điều này thể hiện rõ trong khó khăn lớn mà chúng ta phải trải qua để đạt được sự cân đối thuộc linh trong đời sống mình. Sự bất lực, ngay cả của những linh hồn có mức độ tận hiến nhiều nhất, để thể hiện những đức tính Cơ Đốc trong tỉ lệ cân bằng và không có sự trộn lẫn (admixture) với những đức tính không giống Đấng Christ đã trở thành nguyên nhân nỗi đau buồn cho nhiều người là dân sự Đức Chúa Trời.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Cái Nhục Dục Và Cái Thuộc Linh




Thời kỳ chúng ta đang sống đây có thể được ghi vào lịch sử như là Kỷ Nguyên (của) Nhục Dục (Erotic Age). Tình yêu nhục dục đã được đề cao thành một thần tượng. Ngày nay, thần Ái Tình được nhiều người văn minh tôn thờ hơn là bất cứ vị thần nào khác. Đối với hàng triệu con người, cái nhục dục đã hoàn toàn thay thế cái thuộc linh.
 
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bám Lấy Đức Chúa Trời



“Linh hồn tôi đeo theo Chúa; tay hữu Chúa nâng đỡ tôi”
Thi thiên 63:8

Thần học Cơ Đốc dạy tín lý về sự nhân từ có trước, có nghĩa là trước khi con người có thể tìm thấy Đức Chúa Trời, chính mình Ngài đã tìm kiếm họ. Trước khi một con người tội lỗi có được một suy nghĩ đúng đắn về Đức Chúa Trời, công việc của sự khai sáng phải được thực hiện trong lòng người đó. Dẫu nó chưa hoàn tất, thì nó cũng là một công việc thật sự, và là nguyên nhân sâu xa của sự khao khát, tìm kiếm và cầu xin đến sau.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài Báo Cáo Của Người Quan Sát



Nếu có một người quan sát hay một thánh nhân nào đó từ thế giới chói sáng bên trên đến giữa vòng chúng ta trong một khoảng thời gian nào đó với khả năng chẩn đoán những bệnh tật thuộc linh của các thành viên trong Hội Thánh, có một ghi nhận mà tôi chắc chắn là sẽ xuất hiện trên phần lớn những bản báo cáo của ông: Dấu hiệu rõ ràng của chứng mệt mỏi thuộc linh kinh niên; mức độ nhiệt thành đạo đức cực kỳ thấp.
 
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Ba Chiều Kích Của Sự Ngợi Khen



Tác giả: A. W. Tozer

Ðấng Christ đối với dân sự Ngài là rất tuyệt vời và Ngài mang đến cho họ những lợi ích phong phú mà tâm trí không thể hiểu nổi, cả đến tấm lòng cũng không biết phải dùng từ gì để diễn tả.

Những kho báu này vừa có ở hiện tại, và cũng sẽ có ở tương lai. Thần Lẽ Thật, qua Phao-lô, bảo đảm với chúng ta rằng Ðức Chúa Trời đã chúc phước cho chúng ta với mọi thứ phước thiêng liêng trong Ðấng Christ. Những phước hạnh đó là của chúng ta, là con của sự sáng tạo mới và luôn sẵn có cho chúng ta ngay bây giờ bởi sự vâng phục của đức tin.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

CẦU VỒNG



" Ta đặt cầu vồng của Ta trên tầng mây để làm dấu hiệu về giao ước giữa Ta và quả đất. Mỗi khi Ta giăng mây trên bầu trời và cầu vồng xuất hiện trên tầng mây, ta sẽ nhớ lại giao ước mà Ta đã lập với các con, cũng như với mọi sinh vật, mọi loài xác thịt, thì nước sẽ chẳng bao giờ thành trận lụt để huỷ diệt mọi loài xác thịt nữa". Genesis 9:13-15.

"
Ánh sáng mà tôi thấy chung quanh đó giống như ánh sáng của cầu vồng trong mây vào ngày mưa. Đó là hình ảnh vinh quang của Đức Jehovah. Khi tôi thấy vậy, tôi liền sấp mặt xuống đất và nghe tiếng đang phán với tôi" Ê-xê-chi-ên 1:28.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Chờ Chúa tái lâm



"Ðương chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Ðức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Ðức Chúa Jêsus Christ, là Ðấng liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội và làm cho sạch, đặng lấy chúng ta khỏi mọi tội và làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt sắng về các việc lành."

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Đọc và học cái gì?



Một vấn đề lớn ở nhiều nơi trên thế giới ngày nay là học biết cách đọc, và ở nhiều nơi khác là tìm kiếm một cái gì đó để đọc sau khi đã học rồi. Trong thế giới phương Tây, chúng ta có đầy dẫy những ấn phẩm, vì thế vấn đề ở đây trở thành một lựa chọn. Chúng ta phải quyết định không đọc cái gì.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Trách Nhiệm Của Cấp Lãnh Ðạo


 


Lịch sử của Y-sơ-ra-ên và Giu-đa chỉ ra một lẽ thật được thấy rõ ràng trong toàn bộ lịch sử, đó là: người dân đang là hoặc sẽ trở nên giống như những người lãnh đạo họ. Các vị vua dẫn đầu về đạo đức cho thần dân mình.
Công chúng không bao giờ có thể tự hành động cách ồ ạt. Không có một người lãnh đạo thì giống như không có đầu, mà thân thể không đầu là một thân thể bất lực.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Saturday, October 26, 2013

-AIDEN WILSON TOZER




Triết lý của tôi là...
"Mọi sự đều sai trật cho đến khi nào Đức Chúa Trời định là nó đúng.”
Câu nói đó của A. W. Tozer tóm tắt một cách hoàn hảo điều ông tin và việc ông đã làm trong suốt những năm hầu việc Chúa. Điểm nhấn mạnh trong tất cả mọi sự giảng dạy của ông là Đức Chúa Trời. Ông không dành thời gian cho những kẻ vụ lợi tôn giáo, những người luôn nghĩ ra các phương cách mới để thực hiện các mục đích cá nhân và thổi phồng những thành tựu của mình. Giống như Thoreau, người ông rất thán phục, Tozer bước đi như là một tay trống khác lạ; và vì lý do đó, ông thường không đồng nhịp bước với những người khác trong cuộc duyệt binh tôn giáo. Nhưng chính sự khác biệt của Tin Lành thuần túy này đã khiến chúng ta yêu mến và cảm kích ông. Ông không hề sợ hãi khi nói với chúng ta điều gì sai. Ông cũng không hề lưỡng lự khi nói với chúng ta cách Đức Chúa Trời có thể khiến nó trở nên đúng. Nếu một bài giảng có thể đem so sánh với ánh sáng, thì A. W. Tozer phát ra một tia lazer từ bục giảng, một tia sáng xuyên thủng lòng bạn, đốt nóng lương tâm bạn, vạch trần tội lỗi, và khiến bạn phải thốt lên, “Tôi phải làm gì để được cứu?” Câu trả lời luôn luôn giống nhau: Hãy đầu phục Đấng Christ; hãy biết Chúa một cách cá nhân; hãy trở nên giống Ngài càng hơn
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

CHIẾN LỢI PHẨM




“Họ biệt riêng ra thánh những chiến lợi phẩm đã đoạt đuợc trong chiến trận để dùng vào việc tu bổ đền thờ Đức Jehovah” (1 Sử 26:27)


Từ khúc kinh văn nầy chúng ta suy luận rằng nhà của Chúa đuợc cấu tạo từ các cuộc xung đột của chúng ta. Chúa xây dựng từ kết quả của cuộc xung đột. Như vậy,  điều đó có trong đền thờ, được David giao cho Sa-lô-môn. Khi ngôi đền được hoàn thành nó đứng như một tượng đài nêu lên sự chiến thắng phổ quát, chính thực chất của nó tuyên bố sự khải hoàn bên tay phải và bên tay trái. Bạc và vàng, và tất cả những vật quý giá mà nó bao gồm, đã được chiếm lấy trong chiến trận và đuợc hoàn thành vào Nhà của Đức Chúa Trời. Thật là một minh họa trong Cựu Ước đúng với  thực tế của Tân uớc. Con lớn hơn của David, Đấng lớn hơn Solomon, Ngài " ở đây", xây dựng Ngôi nhà từ tình trạng chiến tranh riêng của Ngài, và tình trạng chiến tranh của các thánh đồ của Ngài.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Friday, October 25, 2013

RAO GIẢNG LỜI CHÚA



Trước mặt đoàn tiên tri luôn nói dối,
Nguyền Chúa giúp can trường và quyền năng,
Những lời trọng đại tôi giảng tuyệt đối,
Dẫu phải chuốc lấy cơ cực vào thân.
Chúa ôi, dân Ngài như khối chiên dại,
Đang bị tan tác, yếu đuối, cơ hàn,
Biết bao giảng sư rao lời sai quấy,
Khiến cho Hội thánh tan nát kinh hoàng.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

GIA-CỐP TỰ THUẬT




  1. Điều nghiên mưu kế phỉnh dối biết bao nhiêu bạn,
Trí năng tôi tận dụng trước khi gặp người anh;
Rồi khi thiên sứ phế thải bản ngã siêu hạng,
Trí não canh tân biết yêu Chúa và dân lành.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

BỐN GƯƠNG MẶT CỦA CÁC CHÊ-RU-BIM VÀ SÊ-RA-PHIM



Nghĩa đen của từ liệu “chê-ru-bim” là “những kẻ nắm giữ chắc chắn”. Danh từ “vật sống” ở Ê-xê-chi-ên 1 và “sanh vật” ở Khải thị 4, theo nguyên văn không có chữ “vật”, nên dịch là “kẻ sống (the living one). Sanh vật ở trên ngai Đức Chúa Tròi chính là các chê-ru-bim, không phải các thiên sứ.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

CÂY CỐI



1.Cành cây:
Đức Chúa Trời thực hiện một phép lạ lớn lao khi Ngài khiến cành cây mọc thẳng ra từ thân cây với khoảng cách 40. 50 hay 60 bộ Anh. Không người nào đã khám phá thế nào họ đã áp dụng nguyên tắc nầy khi kiến thiết nhà cửa hay cầu cống. Đức Chúa Trời, Đấng có thể làm điều nầy, là có thể làm phép lạ trong đời sống các bạn nữa.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

NHỮNG BIỂU HIỆU CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ



Lúa mì biểu hiệu người tín hữu,
Lớn lên trong ruộng với cỏ lùng,
Chúa thu hoạch vào lúc tối chung,
Tách rơm rạ, đem vào kho lúa.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

CHÚA CỦA SỰ BÌNH AN SÀNG LỌC GHÊ-ĐÊ-ÔN



Khởi đầu chức vụ giải phóng dân tộc của Ghê-đê-ôn, Chúa tự bày tỏ chính mình là Giê-hô-va Shalom; và Giê-hô-va Shalom diễn tiến thành Chúa của Sự bình an trong Tân ước [Quan-xét 6:22-24- IITês. 3:6].

Cả cuộc đời, chức vụ của Ghê-đê-ôn nói lên nguyên tắc sàng lọc của Chúa đối với mọi tôi tớ của Ngài.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Thursday, October 24, 2013

NHỮNG BÀI HỌC TỪ THÂN THỂ CHÚNG TA







1.Mùi vị, màu sắc, hình dạng:
    Thuyết tiên hoá đã thấm nhập các trường học và đại học đường chúng ta đến một mức độ mà đây là lúc các Cơ Đốc nhân chúng ta khi rao ra các sứ điệp như vầy sẽ chạm trán sự dạy dỗ sai lầm như vậy. Không ai có thể sản xuất một lý thuyết hợp lý về nguồn gốc mùi vị, màu sắc, hình dạng, khẩu vị, năng lực. Không một điều nào ở đây là sản phẩm của sự phát triển, nhưng là kết quả từ phía Đức Chúa Trời hằng sống. Dâu tây luôn luôn có cùng mùi vị cho dù trồng chúng ở đâu, mùi vị của chúng không bao giờ lẫn lộn với mùi của bất cứ loại trái nào khác trên toàn thế giới. Mỗi loại trái có mùi riêng và cũng như vậy với mỗi con thú. Mùi của con thú nầy không bao giờ giống mùi của con kia.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Thursday, October 17, 2013

NẾP SỐNG THANH BẠCH CỦA TÔI TỚ CHÚA



Người được sinh ra và lớn lên tại xứ A-bên Mê-hô-la, thung lũng Giô-đanh, thuộc chi tộc Y-ca-sa. Cụ Sa-phát đặt tên cho người là Ê-li-sê, có nghĩa “Đức Giê-hô-va sự cứu rỗi của người”.
A-bên Mê-hô-la là xứ trù phú trong chi phái Y-ca-sa, dân cư chuyên sống nghề làm ruộng lúa mì và chăn nuôi. Gia đình cụ Sa-phát sống rất kỉnh kiền và thuộc hàng phú nông, giàu có nhất nhì trong xứ đó. Ê-li-sê được sinh ra ở Bắc quốc, nơi không có đền thánh Đức Chúa Trời. Sinh hoạt tín ngưỡng của dân chúng bị đảo lộn vì các cuộc hội đồng cưỡng bách thường niên thờ lạy bò con vàng ở Đan và Bêtên. Gia đình cụ gặp nhiều khó khăn khi trốn tránh các cuộc nhóm họp tà đạo ấy, nhất là dưới thời cai trị hung ác khét tiếng của hoàng đế A-háp và hoàng hậu Giê-sa-bên.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Monday, October 14, 2013

Thân Thể Đấng Christ: Phương diện thuộc thiên



Theo như Chúa ban khả năng cho chúng tôi, chúng tôi sẽ suy gẫm cách mới mẻ về Thân Thể Đấng Christ. Chúng ta biết, khi chúng ta muốn có các sự mở ra rộng lớn hơn về “huyền nhiệm” nầy, theo trực giác chúng ta chuyển sang thư Ê-phê-sô. Trong thư này, chúng ta lưu ý, trước hết, thực tế sơ bộ đơn giản, mà Hội thánh được định nghĩa là 'Thân Thể Đấng Christ", đó là “Hội thánh là Thân Thể của Ngài".
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

CHIẾC GIƯỜNG NGỦ VÀ SỰ CẮT TÓC



   Có ai muốn đọc qua Kinh Thánh để học về sự hớt tóc hay cái giường ngũ không? Bạn yêu mến, chúng ta có thể đến Kinh thánh để học nhiều điều thích thú mà bạn nghĩ không có ở đó. Nếu Chúa hằng sống chịu rắc rối khi dùng thời gian và không gian để ghi chép những điều nhỏ mọn không có ý nghĩa, chúng ta cũng có thể chắc rằng có vài bài học bổ ích trong các văn kiện nầy cho tấm lòng chúng ta.

    Trong Phục-truyền 3:11 chúng ta tìm thấy một lời cáo phó ngắn về một vị vua vĩ đại. Rất nhiều lời ghi chép như được miêu tả trong những câu không liên quan đến vị vua gì cả, nhưng là một miêu tả về chiếc giường mà ông nằm ngủ trên đó. Bạn có thích đặt trên mộ bia của bạn vài lời miêu tả về chiếc giường của bạn với vài lời về bạn không? Chúa có phạm lỗi lầm khi Ngài viết tiểu sử nầy không? Môi-se có viết một điều sai trật khi ông viết về chiếc giường thay vì viết về người giềnh giàng hùng mạnh ngủ trên đó không?  Không, không có các lỗi lầm trong Kinh thánh!

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Sunday, October 13, 2013

Khoa Học--.CON NGƯỜI:


1.CON NGƯỜI:
Con người là động vật duy nhất bước vào thế giới nầy mà không mặc quần áo gì. Mọi sinh vật khác đều đến đây với loại áo mặc riêng. Con rùa và con ốc sên làm cho cái vỏ, cái mai của chúng nó lớn lên. Con cá sản xuất vảy, con trừu làm ra bộ lông. Chim chóc sinh sản bộ lông vũ. Loài heo bao phủ bằng lông cứng. Nhím tạo ra lông ống; cá sấu Bắc Mỹ, voi, tê giác, trâu nước tạo ra bộ da dày như áo giáp. Nhưng con người bước vào thế giới cách trần trưồng và cứ ở như vậy cho đến khi quần áo được dự bị từ bên ngoài. Con người phải mang quần áo người khác làm ra. Loài trừu mang bộ lông trước khi bộ đồ len được làm ra. Con bò mang bộ da trước khi giày dép được chế tạo. Có các lý do cho điều nầy. Loài động vật không hầu việc Đức Chúa Trời. Chúng chỉ sống trong địa phương mình. Về mặt khác, con người được dựng nên để phụng sự Đức Chúa Trời và vì vậy chính mình phải mặc quần áo thích hợp với khu vực thế giới mà Đức Chúa Trời mong muốn anh ta sống. Anh ta có thể khoác quần áo dày cho các khu vực lạnh lẽo, hay quần áo mỏng cho các khu vực nóng nực; do đó Chúa để cho anh tự do làm cho mình thích hợp đường lối phục sức mình nên có.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

MỸ VỊ HOÀNG GIA


              
                         
    Trưởng lão Gia cốp chúc tiên tri cho A se rằng: “do nơi A-se thực vật sẽ béo bở, người sẽ cung cấp mỹ vị hoàng gia”[Sáng-thế-ký. 49:20 bản A.S.V.].

    Ăn là một nhu cầu thực tiễn trong cuộc sống nhân sinh, cả thiên nhiên lẫn thuộc linh. Chỉ đạo đầu nhất của Đấng Tạo Hóa cho con người nguyên sơ là: “ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn”. Rồi Đấng Tạo Hóa nhập thể đầy lòng trắc ẩn ấy cũng chăm sóc khâu ăn của đứa bé gái, con Giai-ru, chủ nhà hội, khi cô bé được Ngài kêu sống lại. Kinh thánh chép “Ngài truyền cho nó ăn”.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

KHOA HỌC MINH HOẠ-- BIỂN




1.Biển
Xuất- Hành 20:7 chép, “vì trong sáu ngày Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó”. Chúng ta phải tin Lời Đức Chúa Trời về các đại dương và điều gì đã làm cho chúng mặn. Chúa nói cùng chúng ta Ngài đã tạo nên biển cùng các vật trong đó. Các câu chuyện kỳ quái được viết ra trong các sách lịch sử của chúng ta thì quá phi lý và ngu muội đến nỗi tôi đã ngạc nhiên tại sao văn kiện như vậy lại được giảng dạy trong các lớp học. Những người mơ mộng nầy nói rằng khi trái đất nguội dần, hơi nước trong bầu không khí đặc lại và rơi xuống như mưa trên đồi núi. Rồi giả định rằng nước tuôn xuống các chỗ thấp tạo thành các ao hồ và đại dương. Nói theo cách thô thiển, theo sự kiện nầy, thì 1700 thể tích hơi nước ở nhiệt độ 212 F và dưới áp suất của không khí sẽ tạo nên một thể tích nước khi đông đặc lại. Với tỉ lệ nầy thì phải một dặm khối vuông hơi nước chỉ cho ra 3 bộ Anh (0,9 mét) nước lỏng trên bề mặt một dặm vuông. Nếu bạn quen nhà toán học nào, hãy nhờ ông ấy tính xem phải có bao nhiêu lượng hơi nước trong không khí để tạo ra các đại dương, ao hồ và sông suối. Điều nầy quá ngớ ngẩn! Những ai dạy lý thuyết nầy không thể tính ra giả định nầy sẽ đưa họ đi đến đâu. Các nhà mơ mộng nầy cũng không nói cho chúng ta biết tại sao nước đại dương lại có muối. Họ cảm thấy đủ khi bỏ dở những điều không thể nói. Kết luận hợp luận lý nhất là Đức Chúa Trời đã tạo nên biển và làm cho chúng nó mặn ngay hồi ban đầu khi sáng tạo. Những điều nầy không xảy ra theo các phương pháp tiến hoá.

2. Cá trong biển:
Nước biển đầy muối. Chúng ta bắt nhiều cá từ nước mặn nầy. Có bao giờ bạn ghi nhận rằng không có con cá nào bị ướp muối không? Mọi cá được bắt lên từ biển phải được nêm muối trên bàn và xường đóng hộp, cho thịt cá có vị mặn vừa ăn. Tại sao cá có thể sống cả cuộc đời của nó trong nước mặn mà muối không thấm vào cơ thể của nó. Đó chỉ là ếai đụng chạm nhỏ của bàn tay Đức Chúa Trời. Cơ Đốc nhân được sự kiện nầy nhắc nhở rằng dù chúng ta đang sống trong thế giới, chúng ta không thuộc về thế giới và thế giới không thể ở trong chúng ta. Chúng ta có thể sống nhiều năm giữa thế giới có lắm lạc thú, sự hấp dẫn và quyến rũ của nó, song le chúng ta hoàn toàn được phân rẽ cho Đức Chúa Trời.

3. Những Giọt Nước Mưa:
Gióp 36:26-29 chép, “Phải, Đức Chúa Trời là cực đại, chúng ta không biết được Ngài; Số năm của Ngài thọ không ai kể xiết được. Vì Ngài thâu hấp các giọt nước:
Rồi từ sa mù giọt nước ấy bèn hóa ra mưa,  Đám mây đổ mưa ấy ra, Nó từ giọt sa xuống rất nhiều trên loài người.  Ai có thể hiểu được cách mây giăng ra,Và tiếng lôi đình của nhà trại Ngài?” Điều gì làm cho các giọt nước mưa rơi xuống cách êm ái đến nỗi chúng không làm tổn hại điều gì cả? Nếu một giọt nước mưa chạm đến một tờ giấy mềm và mỏng, nó sẽ lan ra, không chọc thủng tờ giấy để lọt qua. Đức Chúa Trời ban các giọt nước mưa trong mùa xuân. “Mưa có cha không?” (Gióp 38:29). Khi tưới hoa,  bạn phải cẩn thận, canh chừng không làm hại hay dập các cây non, nhưng Đức Chúa Trời ban các giọt mưa cách xa mấy dặm qua bầu không khí, mà không làm tổn hại điều gì. “Ông có biết mây cân bình sao chăng?” (Gióp 37:16). Điều gì làm cho mây treo ở đó? Khi đi máy bay, bạn thường bay qua các đám mây. Xem Truyền-đạo 1:6-7, “Gió thổi về hướng nam, kế xây qua hướng bắc; nó xây đi vần lại không ngừng, rồi trở về vòng cũ nó. Mọi sông đều đổ vào biển, song không hề làm đầy biển; nơi mà sông thường chảy vào, nó lại chảy về đó nữa” nuớc thành mây qua tiến trình bốc hơi! Bạn thân mến, Cha thiên thượng ban mưa xuống vì Ngài thương bạn.

4.Cầu Vồng.
Cầu vồng tượng trưng các sự đối xử nhân từ của Đức Chúa Trời với chúng ta và các lời hứa của Ngài dành cho chúng ta. Ở dưới đây, không ai trong chúng ta thấy trọn vẹn câu chuyện. Chúng ta không bao giờ thấy một cầu vồng nguyên vẹn, nó luôn luôn đứt khoảng ở đâu đó. Tôi đã từng đến chỗ gần nhất để nhìn xem cầu vồng ở thác nước Niagara. Khi quan sát thác nước vào ban đêm, tôi tưởng tôi đã thấy cầu vồng nguyên vẹn. Tôi đã leo lên hàng rào của một trong các hòn đảo xung quanh đó và chăm chú nhìn. Tôi đã tìm thấy có khoảng đứt ở dưới làn sương mù, nơi đó cầu vồng đã không khép mối lại được. Tôi cũng đã cố gắng tìm thấy một cầu vồng trọn vẹn khi tôi ở trên phi cơ. Nhưng tôi đã không bao giờ thấy được. Ở dưới đây, chúng ta không bao giờ thấy được hết mọi sự nhân từ của Đức Chúa Trời  dành cho chúng ta, cũng như mọi sự chăm sóc và tình thương nhân từ của Ngài; nhưng ở trên kia, chúng ta sẽ thấy. Tại trên đó cầu vồng rực rỡ bao quanh ngai Đức Chúa Trời—“có cái mống dáng như lục bửu thạch bao chung quanh ngai" (Khải-huyền 4:3).

5. Bông Tuyết:
Sự hình thành bông tuyết là một trong các phép lạ kỳ diệu của Đức Chúa Trời mà không thể giải thích được. Không có hai cái giống nhau trong cấu trúc, dù mỗi  cái đều giống nhau trong hình dạng tổng quát. Mỗi hoa tuyết có 6 cạnh, mà luôn luôn cùng kích thước. Mỗi bông tuyết nhỏ như vậy được tạo thành cách kỳ diệu trong thiết kế phức tạp của nó.
   Các Cơ-Đốc nhân giống như vậy. Chúng ta giống nhau trong việc chúng ta được cứu bởi cùng một Cứu Chúa, được cứu chuộc bởi cùng một dòng huyết, và đã tiếp nhận cùng sự ban cho là sự sống đời đời; song le chúng ta khác nhau, như các hoa tuyết khác nhau. Không có hai Cơ-Đốc nhân giống nhau. Ân điển Đức Chúa Trời làm cho mỗi một đời sống đẹp đẽ trong cách riêng của nó, và rất hấp dẫn trong các thuộc tánh của nó.
   Tôi đã được kể lại rằng mỗi một bông tuyết khi rơi xuống có thể tự gom tụ các phần tử hơi ẩm nhỏ xíu khác. Nếu những mảnh vỡ nầy tự kết tụ với hoa tuyết nhỏ, chúng cũng trở nên các hình thể 6 cạnh, y như chính bông tuyết ban đầu. Điều nầy cũng giống chúng ta. Chúng ta sẽ gây ảnh hưởng phước hạnh về Đức Chúa Trời trên những ai đến cùng chúng ta hay với những ai mà chúng ta giao thiệp. Mỗi một hoa tuyết nhỏ có 6 nan hoa, bắt nguồn tứ cái trục trung tâm. Số 6 là con số sự đau khổ của con người. Nó nhắc nhở chúng ta về 6 ngày mà trong đó Chúa tạo nên mọi sự mà con nguời có thể có cần trong đời sống nầy.
   Các Cơ-Đốc nhân đã được rửa sạch trắng hơn tuyết, như Thi-thiên 51:7 chép, “Xin hãy lấy chùm kinh giới tẩy sạch tội lỗi tôi, thì tôi sẽ được tinh sạch;
Cầu Chúa hãy rửa tôi, thì tôi sẽ nên trắng hơn tuyết”. Nhưng làm sao có được điều đó, vì tuyết trắng tinh khiết mà? Điều nầy có thể không ám chỉ thật nhiều đến tính chất của tuyết nhưng đến sự vững chắc của tuyết. Tuyết chỉ bao phủ mặt đất dơ trong ít lâu. Rồi sự dơ bẩn lại hiện ra. Tội nhân được rửa sạch trong huyết của Chiên Con đến đời đời. và các tội lỗi của anh ta không bao giờ tái xuất hiện. Ha-lê-lu-gia! Một Cứu Chúa diệu kỳ biết bao!

6. Các ngôi sao và tuyết.
Trong Sáng-thế-ký 1:16 chúng ta đọc, “Ngài cũng làm các ngôi sao”. Chúng ta hãy nhìn vào điều lạ lùng mà Ngài đã tạo nên. Trước hết chúng ta nhìn bông tuyết. Các bông tuyết được tạo thành trong các đơn vị có số 6; mỗi một bông tuyết là một đơn vị 6 mặt, có 6 điểm và 6 mặt, và 6 mảnh. Không bao giờ có một bông tuyết mà có 5 hay 7 hoặc sự tổ hợp của con số nào khác, nhưng đó là các bộ số 6 từ trung tâm 6 mặt nhỏ tí xíu đến bên ngoài, các nhánh cũng có số 6, vả 6 điểm ở bên ngoài nữa. Có 6 phần xung quanh bông tuyết, và mỗi một phần đều có con số 6 được tìm thấy trong hình thức nầy hay hình thức khác.
   Một nhà quí phái ở New England, Hoa kỳ, đã xem xét hàng ngàn, hàng vạn bông tuyết nầy dưới kính hiển vi, và ông nói rằng ông không hề thấy hai hoa tuyết giống nhau, ông cũng không thấy sự tổ hợp nào khác, ngoại trừ con số 6. Tại sao vậy, há có sự kiện nào khác hơn là Đức Chúa Trời đã làm ra nó sao?
   Có hàng triệu và hàng triệu người trên thế giới, mỗi người có 2 tai, 2 mắt, 2 gò má, một cái mũi, hai cặp lông mi, và tất cả các điều còn lại của các nét đăc sắc tạo thành khuôn mặt, nhưng không có hai người giống nhau đích xác. Đôi khi chúng ta gặp những cặp song sinh khó phân biệt, nhưng những ai biết họ cách tốt nhất sẽ nói rằng họ không giống nhau. Làm sao lại không có người giống nhau? Đó là vì cớ Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời của những điều khác nhau, nhưng không lộn xộn.

7. Những con lươn:
Tôi có nghe về thói quen kỳ lạ của các con lươn. Tôi nghĩ đó là sự thật. Tôi được kể rằng con lươn thường bị kinh động bởi tiếng động và đặc biệt là bởi tiếng sấm. Dường như khi chúng nghe tiếng sấm, chúng tuởng sắp có mưa bão tuôn xối xuống dòng chảy và dự bị cho chúng nhiều thức ăn như con rệp, sâu bọ, sinh vật nhỏ li ti, để chúng có thể ăn. Vì lý do đó, chúng đã lên khỏi cái lỗ bùn để tìm thức ăn. Đây là mưu mẹo của các người câu cá: họ đem cái trống, chảo bằng thiếc, hay bất cứ cái gì tạo ra âm thanh vang rền. Một vài người đập trên dụng cụ đó để thu hút sự chú ý của các con lươn, làm cho chúng lên khỏi đáy sông. Người khác sẽ sẵn sàng cầm lưới hay cái sảo bắt cá để gom mấy con lươn bằng cách lừa gạt chúng. Tôi chắc rằng điều nầy là thật, vì tôi đã đọc từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, đều nói y như vậy.

   Nó nhắc nhở tôi về mưu mẹo quỉ quyệt của Ma Quỉ bắt các em trai và em gái đi lạc vào lối tội lỗi và con đường ác độc. Hắn cũng đưa ra nhiều màn trình diễn làm cho cả thanh niên và người lớn nghĩ rằng họ sẽ thu hoạch lợi ích, hạnh phúc và hạnh phước nếu họ vâng theo tiếng gọi của Sa-tan. Sau đó, Sa-tan có các thiên sứ ác của hắn sẵn sàng lừa đảo và gài bẫy những ai theo tiếng gọi của hắn.

8. Những  con lươn bé bỏng:
   Đấy là một hiện tượng: vào mùa sinh con, các con lươn bố mẹ từ nhiều phần khác nhau của trái đất bơi xuống biển Caribé, Trung Mỹ. Có một hố sâu trong đại dương ở đó. Và các con lươn thích con cái của chúng được sinh ra ở đó. Các con lươn con được sinh ra ở đó. Sau khi sinh con, bố mẹ sẽ trở về nhà cũ. Một số trở về bờ biển ở Pháp quốc, số khác về các con sông ở Canada. Một số về lại Na-uy, một số khác hồi cư Anh quốc. Tất cả các con lươn sơ sinh đã bị bỏ lại trong hố sâu trong biển Caribé. Sau vài tuần lễ, các con lươn bé bỏng quyết định rằng chúng cũng theo chân bố mẹ mình và chúng đã ra đi. Những con có bố mẹ Canada sẽ bơi về Canada, những con có bố mẹ Pháp, sẽ bơi về Pháp. Ai đã dạy dỗ những con lươn con nầy nơi chúng phải đi đến và làm sao chúng biết được phương huớng khi chúng ở dưới hố sâu trong biển? Tất cả điều nầy là phép lạ. Thậm chí không có Ai, ngoại trừ Đức Chúa Trời, đã có thể thực hiện một phép lạ lạ lùng, kỳ diệu như thế nầy? Chắc chắn điều nầy minh chứng rằng có một Đức Chúa Trời  hằng sống, diệu kỳ, Đấng đang vận hành vũ trụ.

9. Cá tốt và các xấu:
   Sự so sánh tiếp theo nằm trong Ma-thi-ơ chương 13 câu 47 và 48. Tại đây chúng ta tìm thấy sự so sánh giữa cá xấu và cá tốt. Chúng ta đọc, “Nước trời cũng ví như lưới quét thả xuống biển, gom đủ mọi thứ. Khi lưới đã đầy, thì người ta kéo lên bờ, rồi ngồi xuống mà dồn thứ tốt vào rổ, còn thứ xấu thì ném đi”. Tại đây có vấn đề cá tốt và cá xấu. Đây không phải là vấn đề công trạng hay luân lý, hay một người có là kẻ ăn cắp hay không, không phải là vấn đề các tội lỗi và lỗi lầm trong đời sống. Cá xấu là gì? Điều nầy không ám chỉ có thể là cá nguy hiễm hay xảo trá, cá như vậy là cá mập, nó sẽ bị ném bỏ.  Mấy năm trước, khi còn sống ở Seattle (Hoa Kỳ) tôi đi thăm xưởng công nghiệp cá biển, nơi họ phân loại cá từ tàu đem lên. Tại một góc phòng, có một người đang phân loại cá. Ông có một chỗ, và ông đang ném đi nhiều cá. Đối với tôi, chúng có vẻ là cá dễ thương. Tôi hỏi một người có quyền ở đó, tại sao anh đó lại ném bỏ các con cá đó. Ông ta khoác tay và nói, hôm nay chúng tôi chuyên chở được quá nhiều cá, phần lớn là cá xấu, chúng không ích lợi gì cả trừ ra đem chôn để làm phân bón. Chúng tôi không thể đem chúng vào kho, vì không ai sẽ mua chúng”. Có vẻ họ nói đúng với tôi (vì cớ tôi không biết chúng), nhưng ông ấy có cặp mắt phân biệt và biết loại cá nào là cá ăn được, và cá nào không nên ăn.

    Đó là cách mà chúng ta vừa đọc trong khúc Kinh thánh nầy. Bạn có giá trị nào cho Đức Chúa Trời không? Dân chúng có thể thấy sự bất lực của bạn. Bạn có thể thâm trầm, nhân từ và hay làm phúc, bạn có thể dành cả cuộc đời giúp đỡ đồng loại. Tuy nhiên, điều đó không làm cho bạn có giá trị cho Đức Chúa Trời. Động vật giúp đỡ lẫn nhau, chim chóc giúp ích cho nhau, kiến giúp đỡ bạn bè nó, nếu con kiến thấy con nào bị què chân, nó sẽ cõng con kiến què đó về đến nhà. Động vật các loại đều giúp đỡ lẫn nhau, và chiến đấu cho nhau. Điều đó không đáng kể nếu bạn nhân từ và sâu sắc, khi mà bạn lại không có giá trị nào cho Đức Chúa Trời.
   Vấn đề là “Đức Chúa Trời có được gì từ cuộc đời bạn?”. Nếu lòng bạn đúng với Đức Chúa Trời, mọi người sẽ thấy điều đó trong sự giúp đỡ và nhân từ của bạn đối với họ. Lý do những con cá nầy đã bị ném bỏ vì người chủ không có được lợi ích gì nào từ chúng. Ông không thể bán hay cho chúng được, tất cả chúng chỉ tốt cho việc đem chôn để làm phân bón.
Walter L. Wlison
Châu Quân sưu tầm và dịch thuật
  
   
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...