Thursday, November 7, 2013

LÁ CỜ HỒNG THẬP TỰ



  Có một ấn tượng ghi khắc trong tâm hồn và trí nhớ tôi khi tôi còn là thiếu niên mà vẫn chưa nhạt nhoà sau rất nhiều năm tháng. Đó là tiếng còi hụ và vận tốc vô cùng nhanh chóng của xe cứu thương Hồng thập tự, đang giành đường để chạy nhanh tải bệnh nhân đang gặp tình trạng nguy kịch. Lúc ấy bọn học sinh chúng tôi phải vội vàng dừng xe đạp lại và nép vào lề đường cho chiếc xe đó lao vút qua. Người ta bảo với tôi rằng, nếu xe Hồng thập tự xổ hai cờ, nó còn chạy nhanh hơn nữa. Ngày nay, trong đời sống đô thị, tôi vẫn còn nghe tiếng còi hụ đó, và thấy bóng dáng của chiếc xe đó.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

NHỮNG BIỂU HIỆU CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ




Lúa mì biểu hiệu người tín hữu,
Lớn lên trong ruộng với cỏ lùng,
Chúa thu hoạch vào lúc tối chung,
Tách rơm rạ, đem vào kho lúa.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

NHỮNG BIỂU HIỆU CỦA ĐỨC THÁNH LINH




Biểu hiệu, tiêu biểu của Đức Linh,
Nói lên nhiều ý nghĩa thuộc linh,
Cả thân vị, công tác Linh Chúa,
Được giãi bày rõ trong Thánh Kinh.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Wednesday, November 6, 2013

Đồng tính luyến ái




Căn bệnh thời đại là si-đa và Aids là căn bệnh nan y, có thể đưa đến sự tiêu diệt nhân loại. Tổ chức y tế thế giới WHO tuyên bố rằng nguyên nhân dẫn đến bệnh si-đa là đồng tính luyến ái của loài nguời.
Cũng theo báo cáo khoa học của tổ chức WHO trong Liên hợp quốc, khoảng 3% dân số toàn cầu có thiên hướng đồng tính. Nếu áp dụng tỉ lệ nầy cho dân Việt Nam, có dân số 90 triệu ( theo thống kê ngày 1-11-2013) thì cả nước có chừng trên 2 triệu rưỡi người đồng tính. Điều nầy là hiện thực trong xã hội Việt Nam hiện nay. Chính tôi chứng kiến nhiều cặp người nữ, là thân nhân của tôi, sống chung với nhau như vợ chồng, mà không cần đăng ký kết hôn đồng tính. Trào lưu nầy đang xảy ra khá nhiều với các phụ nữ độc thân tại các đô thị, trên 40 tuổi, quá tuổi lập gia đình, nên họ tìm cách sống chung với nhau để nương dựa nhau.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Những Ai Giày Đạp Con Đức Chúa Trời?




       Hê-bơ-rơ 10:25-31 cũng là một phân đoạn rất khó hiểu trong thơ Hê- bơ
       rơ.
      Những tín đồ không tin sự cứu rỗi là chắc chắn thường vin vào khúc
      Kinh thánh nầy.  Cố ý phạm tội là gì? Trong bài ngắn ngủi sau đây tôi cố
      gắng giải bày:
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Đóng Đinh Con Đức Chúa Trời Một Lần Nữa?



Tôi thường nghe con dân Chúa bàn luận với nhau về những tín đồ sa ngã. Họ nói tín đồ sa ngã không còn có thể  ăn năn kịp thời để được cứu, vì nguời ấy đã đóng đinh Con Đức Chúa Trời một lần nữa? Thực hư của sự việc nầy ra sao. Tôi xin giải bày như sau:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tiếng nói của các tiên tri--1




Chương 1 – Lời Giới thiệu


"Họ … chẳng biết Đấng Christ, cũng chẳng rõ các tiên tri mà người ta đọc mỗi ngày sa-bát" (Công. 13:27 ) .
"Đời xưa Đức Chúa Trời đã nhờ các tiên tri phán cùng tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách" (Hê-bơ-rơ 1:1)

Mục đích của chúng ta trong các chương này là để xem những gì các tiếng nói và phương cách khác nhau trong sự phát ngôn của Đức Chúa Trời có nghĩa là gì đối với chúng ta trong thời gian của chúng ta và cuộc sống của chúng ta: không phải là một nghiên cứu toàn diện về các tiên tri, nhưng chỉ là các sứ điệp nổi bật để giáo huấn, an ủi, hướng dẫn chúng ta và - có lẽ - cảnh báo.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tuesday, November 5, 2013

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI VÀ VƯƠNG QUỐC NGÀN NĂM



   Có một nghịch lý trong đời sống đức tin các tín đồ ngày hôm nay như sau.
Tôi thấy con cái Chúa dễ ngờ vực sự cứu rỗi chắc chắn, mà trong việc được cứu rỗi đó chúng ta sở hữu sự sống đời đời. Khi thấy một tín đồ nào đó, đã tin Chúa lâu năm, có dấu hiệu tái sinh rõ ràng, những sa ngã và không có dịp ăn năn trước khi chết, nhiều nguời phán quyết anh ấy đã hư mất đời đời, mất sự cứu rỗi rồi.

    Còn về lẽ thật tín đồ tham dự vương quốc ngàn năm của Đấng Christ và được quyền đồng trị vì với Ngài trong nước đó, thì hầu hết con cái Chúa đều dễ dàng tin tưởng, và in trí rằng họ sẽ đương nhiên có phần trong đó.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

SỰ AN NGHỈ SA-BÁT



Có lẽ thơ Hê-bơ-rơ được viết ra khoảng năm 67 S.C. Sau 20 thế kỷ, cuộc tranh luận về tác quyền của thơ Hê-bơ-rơ vẫn chưa ngã ngũ. Chúng ta không thể xác quyết Phao-lô là tác giả thơ tín nầy, dù trong các ứng viên mà các học giả đề nghị như A-bô-lô, Phi-líp, Bê-rít-sin, Lu-ca ….thì ông là người sáng giá nhất, có nhiều tư cách nhất. Nhưng chúng ta không thể xác quyết ông là tác giả thơ nầy. Có bảy sách trong Tân Ước mà giáo hội nghị Hội Thánh chậm phê chuẩn là Lời Đức Chúa Trời, trong đó có thơ Hê-bơ-rơ. Những sách nầy là: Gia-cơ, Hê-bơ-rơ, 2 và 3 Giăng, 2 Phi-e-rơ, Giu-đe và Khải-Thị của Giăng. Các sách nầy được Giáo hội nghị năm 397 S.C. nhóm họp tại Carthage, Tunisia, Bắc Phi Châu, công nhận là một phần của kinh điển Tân ước. Trong thơ Hê-bơ-rơ nầy có một điều rất khó hiểu, tôi xin trình bày như sau:
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Monday, November 4, 2013

LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI XẢY RA




Trước khi ra đi, sứ đồ Phao-lô dặn dò Ti-mô-thê, “hãy giảng đạo” (2 Ti-mô-thê 4:2). Theo nguyên văn Hi-lạp, danh từ “đạo” ở đây là “Logos” (Lời). Chúng ta rất khó quyết định Logos ở đây ngụ ý Chúa Jêsus hay kinh văn Kinh thánh, vì cả hai đều là Logos của Đức Chúa Trời.

Logos Đức Chúa Trời là một thân vị sống động. Logos nhục hoá (hay Ngôi Lời nhập thể) và Logos kinh văn là hai phương diện của một thân vị hằng sống, là Con Đức Chúa Trời, Jêsus Christ.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Saturday, November 2, 2013

Vị Trí Sống Còn Của Hội Thánh



Sự thể hiện cao cả nhất của ý muốn Đức Chúa Trời trong thời đại này là Hội Thánh mà Ngài đã mua bằng chính huyết của mình. Để được phù hợp với Kinh Thánh, bất cứ hoạt động tôn giáo nào cũng phải là một phần của Hội Thánh. Nói rõ hơn là trong thời đại này không thể có một chức vụ nào được chấp nhận trước mặt Đức Chúa Trời nếu không có trung tâm là Hội Thánh và bắt nguồn từ Hội Thánh. Trường Kinh Thánh, truyền đạo đơn cho xã hội, các ủy ban của những thương gia Cơ Đốc, chủng viện thần học, và nhiều nhóm độc lập hoạt động trên phương diện này hay phương diện khác của tôn giáo cần phải xem xét lại chính mình một cách nghiêm túc và can đảm, vì chúng (những hoạt động đó) sẽ không có một ý nghĩa thuộc linh nào nếu nằm ngoài hay tách rời khỏi Hội Thánh.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Vài Ý Tưởng Về Sách và Việc Đọc Sách



Một vấn đề lớn ở nhiều nơi trên thế giới ngày nay là học biết cách đọc, và ở nhiều nơi khác là tìm kiếm một cái gì đó để đọc sau khi đã học rồi. Trong thế giới phương Tây, chúng ta có đầy dẫy những ấn phẩm, vì thế vấn đề ở đây trở thành một lựa chọn. Chúng ta phải quyết định không đọc cái gì.
 
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Trách Nhiệm Của Cấp Lảnh Đạo



Lịch sử của Y-sơ-ra-ên và Giu-đa chỉ ra một lẽ thật được thấy rõ ràng trong toàn bộ lịch sử, đó là: người dân đang là hoặc sẽ trở nên giống như những người lãnh đạo họ. Các vị vua dẫn đầu về đạo đức cho thần dân mình.
Công chúng không bao giờ có thể tự hành động cách ồ ạt. Không có một người lãnh đạo thì giống như không có đầu, mà thân thể không đầu là một thân thể bất lực. Lúc nào cũng vậy, phải có ai đó dẫn đầu. Ngay cả bọn du thủ du thực tham gia vào vụ cướp hay mưu sát cũng không phải là một mớ vô tổ chức như vẻ ngoài của nó. Đâu đó đằng sau sự bạo lực là một người lãnh đạo mà ý tưởng của người đó chỉ đơn giản là được thi hành.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tiếp Nhận Lời Khuyên Răn



Một phân đoạn ngắn trong sách Truyền Ðạo có nói đến "một ông vua già cả mà dại, chẳng còn biết nghe lời khuyên can."

Cũng không khó để hiểu lý do tại sao vị vua già, đặc biệt nếu ông thực sự là một người dại, lại cảm thấy không cần đến lời khuyên răn. Sau khi ông đã truyền ra mệnh lệnh trong nhiều năm ròng, có thể ông đã tạo nên một tâm lý tự tin vốn không thể chấp nhận ý nghĩ là ông nên nhận lãnh sự khuyên dạy từ người khác. Lời của ông đã trở thành luật, và đối với ông, những điều đúng là đồng nghĩa với ý muốn của ông và những điều sai có nghĩa là những điều đi ngược lại những gì ông muốn. Chẳng bao lâu sau, tư tưởng cho rằng không có một ai đủ thông minh hay đủ tốt để khuyên can mình sẽ dễ dàng đi sâu vào tâm trí ông.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tiếp Nhận Đấng Christ Nghĩa Là Gì



Một vài việc, thật may mắn là chỉ có một vài, là những vấn đề của sự sống và cái chết, chẳng hạn như cuộc hành trình vượt đại dương hay chuyến đi xuyên qua sa mạc. Trốn khỏi những thứ nguy hiểm đến tính mạng này không phải là đánh bạc hay nắm bắt cơ hội; nó là tự sát. Chính là ở điểm này: hoặc là lựa chọn đúng hoặc là sẽ chết.

Mối tương giao của chúng ta với Ðấng Christ là một vấn đề sống hay chết đại loại như vậy nhưng ở trên một bình diện cao hơn nhiều. Một con người được Thánh Kinh dẫn dắt biết rằng Ðức Chúa Jêsus Christ đã đến trần gian để cứu tội nhân và rằng con người chỉ được cứu bởi Ðấng Christ mà thôi, hoàn toàn không dính dáng gì đến những việc giá trị họ làm được.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Tiếng Phán



“Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời”
(Giăng 1:1)

Một người thông minh, chất phát, chưa được học về những lẽ thật Cơ Đốc, khi đọc đến những lời này có lẽ sẽ kết luận: Giăng có ý muốn dạy rằng đây là bản chất của Đức Chúa Trời để nói chuyện, trao đổi ý tưởng của Ngài với người khác. Và anh ta đúng. Lời nói là công cụ trung gian để diễn tả suy nghĩ, và áp dụng khái niệm này cho Con đời đời khiến chúng ta tin rằng sự tự bày tỏ vốn cố hữu nơi Đức Chúa Trời, rằng Đức Chúa Trời luôn luôn tìm kiếm để bày tỏ chính Ngài cho tạo vật của mình. Cả Kinh Thánh cho chúng ta biết điều này. Đức Chúa Trời đang phán. Chẳng những Đức Chúa Trời đã phán, đã nói, nhưng Ngài cũng hiện đang phán, đang nói (với những ai biết nghe Ngài). Ngài, bởi bản chất của mình, liên tục tìm kiếm và bày tỏ về chính mình cách hết sức thuần thục. Ngài dẫy đầy thế giới này với tiếng phán của mình.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Thử Các Linh



Ðây là lúc để thử linh con người. Ðức Thánh Linh đã phán cách quả quyết rằng trong những thời kỳ sau rốt, một số người sẽ rời bỏ đức tin, quay sang những linh cám dỗ và các giáo lý của quỷ dữ; nói những lời giả dối, sống lối sống đạo đức giả; lương tâm họ cháy bỏng với một thanh sắt rực nóng. Những ngày này đang đổ ập lên chúng ta và chúng ta không thể thoát khỏi chúng; chúng ta phải chiến thắng ngay trong lòng chúng, vì đó là ý muốn Ðức Chúa Trời cho chúng ta.

Dù nó có vẻ lạ lùng ra sao, mối hiểm họa ngày nay đối với Cơ Ðốc nhân nóng cháy còn lớn hơn với những kẻ hâm hẩm và những kẻ tự mãn. Người tìm kiếm những điều tốt nhất của Ðức Chúa Trời nôn nóng lắng nghe bất cứ ai vạch ra một con đường mà nhờ đó anh ta có thể đạt được chúng (những điều tốt lành đó). Anh mong chờ một kinh nghiệm mới mẻ nào đó, một quan điểm cao cả nào đó về lẽ thật, sự vận hành nào đó của Thánh Linh vốn sẽ vực anh ta dậy từ mức chết của "con người bình thường" của tôn giáo mà anh ta thấy ở khắp chung quanh mình, và vì lý do đó anh sẵn sàng lắng tai nghe những điều mới lạ và diệu kỳ trong tôn giáo, đặc biệt là khi nó được một ai đó có cá tính hấp dẫn, có một danh tiếng tốt vì sự tin kính vượt bậc, giới thiệu.

Ngày nay Chúa Jêsus của chúng ta, Ðấng Chăn Chiên vĩ đại, không hề để cho đàn chiên của mình rơi vào tay lũ sói. Ngài đã ban cho chúng ta Kinh Thánh, Thánh Linh và những năng lực quan sát tự nhiên, và Ngài mong đợi chúng ta dùng những điều đó để giúp chính mình luôn luôn. Phao-lô đã nói, "Hãy xem xét mọi việc, điều chi lành thì giữ lấy" (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:21). Giăng viết, "Chớ tin cậy mọi thần, nhưng hãy thử cho biết các thần có phải đến bởi Ðức Chúa Trời chăng; vì đã có nhiều tiên tri giả hiện ra trong thiên hạ" (I Giăng 4:1). "Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé" (Ma-thi-ơ 7:15). Rồi ông nói thêm cách có thể dùng để kiểm tra, "Các ngươi nhờ những trái nó mà biết được."

Từ điều này, thật rõ ràng là không chỉ có những thần linh giả mạo đi ra và đe dọa đời sống Cơ Ðốc nhân chúng ta, nhưng chúng cũng có thể được xác định, và nhìn biết chính chúng là gì. Dĩ nhiên là một khi chúng ta đã biết được những nét để nhận diện chúng, và biết các mánh khóe lừa gạt của chúng, sức mạnh chúng đe dọa hãm hại chúng ta sẽ mất đi. "Vì giăng lưới ra trước mặt các loài có cánh lấy làm luống công thay" (Châm ngôn 1:17).

Tôi định gợi ý ở đây một phương pháp mà chúng ta có thể dùng để thử các linh và chứng minh mọi điều thuộc về tôn giáo cũng như đạo đức đến với chúng ta, hay được ai đó trình bày, hoặc đề nghị với chúng ta. Và trong khi đối đầu với những vấn đề này, chúng ta nên nhớ rằng không phải mọi sự thay đổi bất thường đều là công việc của Sa-tan. Tâm trí con người có khả năng nảy sinh nhiều điều ác mà không cần một sự trợ giúp nào của ma quỷ. Rõ ràng một số người có thiên hướng hay bị lẫn lộn, và sẽ nhầm lẫn ảo ảnh với thực tại ngay trong ánh sáng ban ngày với quyển Kinh Thánh mở ra trước mắt họ. Phi-e-rơ đề cập đến điều đó khi ông viết, "Lại phải nhìn biết rằng sự nhịn nhục lâu dài của Chúa chúng ta cốt vì cứu chuộc anh em, cũng như Phao-lô, anh rất yêu dấu của chúng ta, đã đem sự khôn ngoan được ban cho mình mà viết thơ cho anh em vậy. Ấy là điều người đã viết trong mọi bức thơ, nói về những sự đó, ở trong có mấy khúc khó hiểu, mà những kẻ dốt nát và tin không quyết đem giải sai ý nghĩa, cũng như họ giải sai về các phần Kinh Thánh khác, chuốc lấy sự hư mất riêng về mình" (II Phi-e-rơ 3:15, 16).

Thật lạ kỳ là những sứ đồ chuyên nhầm lẫn sẽ đọc điều được viết ra ở đây hay họ sẽ được nhiều lợi ích từ nó nếu họ làm thế; song có nhiều Cơ Ðốc nhân nhạy cảm đã bị dẫn lạc đường nhưng đủ khiêm nhường để thừa nhận những sai lầm của mình và bây giờ đã sẵn sàng để trở lại với Ðấng Chăn Chiên và Giám Mục của linh hồn mình; những người này có thể được giải thoát khỏi các con đường lầm lạc. Và còn một điều quan trọng hơn, có một số rất lớn những người không lìa bỏ con đường đúng đắn nhưng muốn có một quy luật mà nhờ đó họ có thể kiểm tra mọi thứ và cũng nhờ đó mà họ chứng minh được chất lượng (nội dung) sự giảng dạy và kinh nghiệm Cơ Ðốc khi họ đối diện với chúng ngày này sang ngày khác trong cuộc sống bận rộn của mình. Ðối với những điều đó, tôi xin tiết lộ một bí mật nhỏ ở đây, điều mà tôi đã dùng để kiểm tra chính những kinh nghiệm thuộc linh và sự thúc giục mang tính chất tôn giáo của mình trong nhiều năm.
Nói cách ngắn gọn, bài kiểm tra là như thế này: Giáo lý mới này, thói quen tôn giáo mới này, quan điểm mới về lẽ thật này, kinh nghiệm thuộc linh mới này - đã ảnh hưởng đến thái độ và mối tương giao của tôi hướng về Ðức Chúa Trời, Ðấng Christ, Kinh Thánh, cái tôi, những Cơ Ðốc nhân khác, thế giới và tội lỗi như thế nào. Nhờ bài kiểm có bảy khía cạnh này chúng ta có thể chứng thực mọi thứ thuộc về tôn giáo và biết trước mối nghi ngờ liệu nó thuộc về Ðức Chúa Trời hay không. Bởi trái của cây chúng ta biết đó là loại cây gì. Vì thế chúng ta chỉ cần hỏi về bất kỳ giáo lý hay kinh nghiệm nào rằng, "Ðiều này đang làm gì đối với tôi?" và ngay lập tức chúng ta biết được việc nó đến từ bên trên hay bên dưới (từ nơi Ðức Chúa Trời hay ma quỷ - ND).

1. Một bài kiểm tra sống còn cho mọi kinh nghiệm tôn giáo là nó ảnh hưởng đến mối tương giao với Ðức Chúa Trời, ảnh hưởng đến quan niệm, và thái độ của chúng ta về Ngài như thế nào.

Ðức Chúa Trời là Ðấng mà Ngài-là-như-vậy, phải luôn luôn là Ðấng tối cao đưa ra phán quyết về mọi thứ thuộc về tôn giáo. Vũ trụ hiện hữu như là một môi trường để qua đó Ðấng Tạo Hóa có thể bày tỏ sự toàn hảo của Ngài cho mọi hữu thể có đạo đức và lý trí: "Ta là Ðức Giê-hô-va, ấy là danh ta. Ta chẳng nhường sự vinh hiển ta cho một đấng nào khác" (Ê-sai 42:8). "Lạy Ðức Chúa Trời là Cha chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quý và quyền lực, vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và được dựng nên" (Khải huyền 4:11).

Sự khỏe khoắn và cân bằng của vũ trụ đòi hỏi Ðức Chúa Trời phải thể hiện trong mọi tạo vật. "Ðức Giê-hô-va rất lớn, và đáng ngợi khen thay; sự cao cả Ngài không thể dò xét được" (Thi thiên 145:3). Ðức Chúa Trời vận hành chỉ vì sự vinh hiển của Ngài và bất cứ gì đến từ Ngài đều phải tôn cao sự vinh hiển cho danh Ngài. Bất cứ giáo lý nào, bất cứ kinh nghiệm nào làm vinh hiển Ngài thì là cái được chính Ngài hà hơi (linh cảm). Ngược lại, bất cứ thứ gì che phủ sự vinh hiển Ngài hay làm cho Ngài giảm đi sự tuyệt mỹ của mình chắc chắn là điều thuộc về xác thịt hoặc ma quỷ.

Lòng của con người giống như một nhạc cụ và có thể được Ðức Thánh Linh sử dụng, hoặc bị ma quỷ sử dụng, hay chính linh của anh ta sử dụng. Những xúc cảm tôn giáo đều rất giống nhau, bất luận việc tác nhân tạo nên chúng là ai. Nhiều cảm giác thú vị có thể xuất hiện trong linh hồn bởi sự thờ phượng thấp kém hay ngay cả có tính chất hình tượng. Một nữ tu quỳ trước hình tượng Ðức Mẹ đồng trinh với "sự thán phục đến nín thở" thật sự đang trải qua một kinh nghiệm tôn giáo. Cô ta cảm thấy tình yêu, sự kính sợ và tôn sùng, mọi cảm giác thú vị, chắc chắn cũng giống như khi cô ta tôn thờ Ðức Chúa Trời. Những kinh nghiệm bí ẩn của người theo Ấn giáo và Hồi giáo không thể cho qua như là sự giả vờ. Chúng ta cũng không dám xem những "chuyến xuất hồn" mang tính chất tôn giáo (religious flights (xuất linh)) của những người thông linh và những nhà huyền bí khác chỉ là sự tưởng tượng. Những người này có thể và đôi lúc thật sự có sự gặp gỡ với một điều gì đó hoặc một ai đó ngoài bản thân họ. Trong cùng một cách như vậy, các Cơ Ðốc nhân đôi lúc được dẫn vào những kinh nghiệm mang tính cảm xúc vốn vượt quá năng lực hiểu biết của họ.

Tôi đã từng gặp những người như vậy và họ đã hăm hở hỏi tôi liệu kinh nghiệm của họ có thuộc về Ðức Chúa Trời hay không.

Bài kiểm tra lớn là, "Ðiều này đã làm gì với mối tương giao giữa tôi và Ðức Chúa Trời và là Cha của Ðức Chúa Jêsus Christ?" Nếu cái nhìn mới về lẽ thật này - sự gặp gỡ với những thứ thuộc linh - làm cho tôi yêu mến Ðức Chúa Trời hơn, nếu nó bày tỏ Ngài trong mắt của tôi, nếu nó làm thuần khiết quan niệm của tôi về bản thể của Ngài và khiến tôi thấy Ngài càng tuyệt vời hơn trước nhiều, thì tôi có thể kết luận rằng tôi đã không lang thang lạc lối vào trong những con đường sai lầm tuy có thú vị, nhưng nguy hiểm và bị cấm ngặt.

2. Bài kiểm tiếp theo là, "Kinh nghiệm mới này ảnh hưởng thái độ của tôi đối với Ðức Chúa Jêsus Christ như thế nào?" Bất luận việc tôn giáo ngày nay đặt để Ðấng Christ vào vị trí nào, thì Ðức Chúa Trời đã đưa Ngài lên đỉnh tột cùng của cả cõi trần gian lẫn thiên đàng. "Này là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng," từ trên trời, Ðức Chúa Trời đã phán như thế về Ðức Chúa Jêsus. Phi-e-rơ đầy dẫy Thánh Linh, đã tuyên bố: "Ðức Chúa Trời đã tôn Jêsus này, mà các ngươi đã đóng đinh trên thập tự giá, làm Chúa và Ðấng Christ" (Công vụ 2:36). Ðức Chúa Jêsus phán về chính mình: "Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống, chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha" (Giăng 14:6). Một lần nữa Phi-e-rơ lại nói về Ngài, "Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác, vì ở dưới trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu" (Công vụ 4:12). Cả sách Hê-bơ-rơ đều quy về một ý tưởng, Ðấng Christ là trên hết mọi người. Ngài được bài tỏ là cao hơn A-rôn và Môi-se, ngay cả các thiên sứ phải quỳ xuống mà tôn thờ Ngài. Phao-lô nói rằng Ngài là hình ảnh của Ðức Chúa Trời không nhìn thấy được, rằng Ngài ngự trị trong sự trọn vẹn của bản tánh Ðức Chúa Trời và rằng trong mọi sự, Ngài vượt trội hơn tất cả. Nhưng thời gian không cho phép tôi nói về sự vinh hiển hướng về Ngài bởi các nhà tiên tri, các tổ phụ, các sứ đồ, các thánh nhân, những trưởng lão, các tác giả Thi thiên, các vị vua và sê-ra-phin. Với chúng ta Ngài là sự thông sáng và công chính, sự thánh khiết và cứu chuộc. Ngài là hy vọng, là sự sống, là mọi sự trong mọi sự của chúng ta bây giờ và mãi mãi.

Mọi điều này là thật, và rõ ràng rằng Ngài phải đứng ở vị trí trung tâm của mọi giáo lý đúng, chân thật, mọi nghi lễ có thể chấp nhận được, mọi kinh nghiệm Cơ Ðốc thật. Bất cứ điều gì làm cho Ngài trở nên thấp kém hơn điều Ðức Chúa Trời đã tuyên bố về Ngài thì đó hoàn toàn là sự giả dối và phải bị loại trừ, bất luận một lúc nào đó nó có vẻ sáng chói hay có thể làm thỏa mãn tấm lòng như thế nào.

Cơ Ðốc giáo "không có Ðấng Christ" (Christ-less) có vẻ như mâu thuẫn nhưng nó tồn tại như một hiện tượng trong thời đại chúng ta. Phần lớn cái được thực hiện trong danh Ðức Chúa Jêsus là giả dối đối với Ngài vì nó xuất phát từ xác thịt, kết hợp chặt chẽ với những phương pháp xác thịt, và tìm kiếm những mục đích xác thịt. Hết lần này sang lần khác Ðấng Christ được đề cập đến theo cùng một cách và cùng một lý do mà một chính trị gia tự tư tự lợi đề cập đến Lincoln và lá cờ, để vẽ lên một bề ngoài thánh khiết cho những hoạt động xác thịt và để lừa dối những người nghe có tấm lòng thật thà. Ðiều tố cáo là Ðấng Christ không phải là trung tâm, Ngài không phải là mọi sự trong mọi sự.

Lại có những kinh nghiệm tâm linh làm cảm động người tìm kiếm và đưa anh ta đến chỗ tin rằng anh đã thực sự gặp Chúa, và được đưa lên đến tầng trời thứ ba; nhưng bản chất thật của hiện tượng chỉ được khám phá sau đó khi gương mặt của Ðấng Christ bắt đầu lu mờ khỏi ý thức của nạn nhân, và anh ta ngày càng trở nên lệ thuộc nhiều hơn vào những "ngất ngây" (jag) tình cảm như là một bằng chứng cho tình trạng thuộc linh của anh.

Nếu trái lại, kinh nghiệm mới có khuynh hướng đưa Ðấng Christ đến chỗ không thể thiếu được (trong đời sống), nếu nó lôi kéo sự chú ý của chúng ta ra khỏi cảm giác và đặt sự chú ý đó vào trong Ðấng Christ, chúng ta đang đi đúng con đường. Bất cứ điều gì khiến Ðấng Christ trở nên thân thuộc, gần gũi hơn với chúng ta hoàn toàn chắc chắn là điều đến từ Ðức Chúa Trời.

3. Một bài kiểm tra có tính khám phá khác để xác định sự vững chắc của kinh nghiệm tôn giáo là, "Nó ảnh hưởng thái độ của tôi đối với Kinh Thánh như thế nào?"

Kinh nghiệm mới này, quan điểm mới về lẽ thật này xuất phát từ Lời của Ðức Chúa Trời hay nó là kết quả của một sự kích thích nào đó nằm ngoài Kinh Thánh? Những Cơ Ðốc nhân có tấm lòng mềm mại thường trở thành nạn nhân của một áp lực tâm lý được cố ý hay vô tình áp đặt bởi một lời chứng cá nhân của một người nào đó, hay bởi một câu chuyện đầy màu sắc do một giáo sư nóng cháy nào đó kể, người có thể nói những lời cuối cùng có tính cách tiên tri nhưng đã không kiểm tra lại câu chuyện của mình với những sự kiện thật hoặc sự đúng đắn của những kết luận ông ta đưa ra với Lời của Ðức Chúa Trời.

Vì lý do đó, mỗi người phải nghi ngờ bất cứ thứ gì có nguồn gốc từ bên ngoài Kinh Thánh cho đến khi nó chứng tỏ rằng nó phù hợp với Lời ấy. Nếu thấy nó trái ngược với Lời của lẽ thật được bày tỏ (Kinh Thánh), không một Cơ Ðốc nhân thật nào sẽ chấp nhận nó như là đến từ Ðức Chúa Trời. Cho dù mức độ thỏa lòng về phương diện tình cảm có lớn lao đến như thế nào đi nữa, không một kinh nghiệm nào có thể được chứng minh là thật trừ phi chúng ta tìm thấy có những đoạn, những câu trong Kinh Thánh nói về nó. "Lời và lời chứng" phải luôn luôn là bằng chứng cuối cùng.

Bất cứ điều gì mới và khác thường cần phải được xem xét một cách rất cẩn thận cho đến khi nó có thể cung cấp bằng chứng Thánh Kinh cho giá trị của mình. Trong hơn nữa thế kỷ qua, một số lượng lớn những tư tưởng, ý niệm không bắt nguồn từ Kinh Thánh đã được chấp nhận giữa vòng các Cơ Ðốc nhân bằng cách tự tuyên bố rằng chúng thuộc về những lẽ thật sẽ được bày tỏ vào những ngày sau rốt. Ðể chắc chắn, những người chủ trương lý thuyết Latter Daylight này nói: "Augustine đã không hề biết, Luther không biết, John Knox, Wesley, Finney và Spurgeon cũng không hề hiểu điều này; nhưng ánh sáng mạnh hơn ngày nay đã chiếu rọi lên dân sự của Ðức Chúa Trời và chúng ta, những người thuộc về thời đại sau rốt này, có một đặc ân của sự khải thị trọn vẹn hơn. Chúng ta không nên nghi ngờ giáo lý mới hay rút lui khỏi kinh nghiệm cấp cao này; Chúa đang chuẩn bị Cô Dâu của mình sẵn sàng cho tiệc cưới Chiên Con. Tất cả chúng ta phải thuận phục sự vận hành mới này của Thánh Linh." Họ nói với chúng ta thế đấy.
Lẽ thật nằm ở chỗ Kinh Thánh không hề dạy rằng sẽ có sự sáng mới và kinh nghiệm thuộc linh cấp cao trong những ngày sau rốt; Kinh Thánh dạy điều hoàn toàn ngược lại. Chẳng có chỗ nào trong sách Ða-ni-ên hay trong các thư tín Tân Ước ủng hộ tư tưởng này, tư tưởng cho rằng chúng ta, những người thuộc về thời kỳ cuối cùng của kỷ nguyên Cơ Ðốc, sẽ được thụ hưởng một thứ ánh sáng mà ngay từ ban đầu không được biết đến. Hãy cảnh giác với bất cứ ai tuyên bố là họ thông minh hơn các sứ đồ, hay thánh khiết hơn những người tuận đạo của Hội Thánh đầu tiên. Cách tốt nhất để đối đầu với anh ta là đứng dậy và đi chỗ khác. Bạn không thể giúp anh ta và chắc chắn anh ta cũng chẳng giúp ích gì cho bạn.

Tuy nhiên, giả dụ là Kinh Thánh có thể không phải lúc nào cũng rõ ràng và có nhiều sự khác biệt về cách hiểu giữa vòng những con người thành thật như nhau, bài kiểm này sẽ cung cấp mọi bằng chứng cần thiết cho bất cứ thứ gì thuộc về tôn giáo, tức là, "Nó làm gì đối với sự yêu mến và sự đánh giá của tôi đối với Kinh Thánh?"

Dầu quyền năng thật không nằm trong những con chữ, nhưng trong Ðấng đã linh cảm nó (Thánh Linh), chúng ta không nên đánh giá thấp giá trị của những con chữ. Dòng chữ của lẽ thật có cùng một mối quan hệ với lẽ thật như tổ ong và mật ong. Cái này là chỗ chứa đựng cái kia. Nhưng tại đó sự giống nhau không còn nữa. Mật ong có thể bị dời khỏi tổ ong, nhưng Thần của lẽ thật không thể và không hề hành động tách khỏi những con chữ của Thánh Kinh. Vì lý do này, sự hiểu biết Thánh Linh càng gia tăng luôn luôn kéo theo sự gia tăng lòng yêu mến Lời Chúa. Ðiều Kinh Thánh viết là Ðấng Christ trong Thân Vị. Lời được linh cảm giống như một chân dung trung thực của Ðấng Christ. Nhưng một lần nữa hình ảnh đó lại không phù hợp. Ðấng Christ trong Kinh Thánh không thể chỉ là một con người trong bức chân dung, vì Kinh Thánh là quyển sách của những ý tưởng thánh và Lời đời đời của Ðức Chúa Cha có thể và thực sự ngự trị trong tư tưởng mà chính Ngài đã linh cảm. Những ý tưởng là các chất liệu và những ý tưởng của Thánh Kinh tạo nên một đền thờ cao ngất làm nơi ngự trị của Ðức Chúa Trời.

Tự nhiên việc này dẫn đến một điều: Người thật lòng yêu Ðức Chúa Trời cũng sẽ là người hết sức yêu mến Lời của Ngài. Bất cứ điều gì đến với chúng ta từ Chúa của Lời ấy sẽ làm sâu đậm hơn tình yêu của chúng ta đối với Lời Ngài. Ðiều này diễn ra một cách rất hợp lý, nhưng chúng ta có sự xác quyết bởi một nhân chứng còn có giá trị lớn hơn nhiều so với logic, đó là lời chứng phối hợp thanh điệu của một đạo quân lớn những chứng nhân đang sống hay đã chết. Những người này đồng thanh tuyên bố rằng lòng yêu mến của họ đối với Thánh Kinh càng mãnh liệt hơn khi đức tin lên cao và sự vâng phục của họ trở nên trước sau như một và đầy dẫy niềm vui.

Nếu một giáo lý mới, sự ảnh hưởng của giáo sư mới đó, kinh nghiệm tình cảm mới đầy dẫy lòng tôi với một khao khát, một sự đói khát suy gẫm Lời Chúa ngày và đêm, tôi có đủ mọi lý do để tin rằng Ðức Chúa Trời đã phán với lòng tôi và rằng kinh nghiệm của tôi là thật. Trái lại, nếu lòng yêu mến của tôi dành cho Lời Kinh Thánh trở nên nguội lạnh, dù chỉ một chút thôi, nếu sự sốt sắng trong việc ăn và uống Lời đã được linh ứng giảm đi chừng một tí thôi, thì tôi sẽ hạ mình xuống mà thừa nhận rằng tôi đã bỏ lỡ dấu hiệu của Ðức Chúa Trời ở đâu đó và sẽ thật sự quay về cho đến khi tôi tìm thấy con đường đúng một lần nữa.

4. Chúng ta có thể chứng thực chất lượng của kinh nghiệm tôn giáo bởi ảnh hưởng của nó đến cái tôi xác thịt.

Thánh Linh và bản ngã của con người sa ngã hoàn toàn trái ngược nhau. "Vì xác thịt có những điều ưa muốn trái với Thánh Linh, Thánh Linh có những điều ưa muốn trái với xác thịt, hai bên trái nhau dường ấy, nên anh em không thể làm được điều mình muốn làm" (Ga-la-ti 5:17). "Thật thế, kẻ sống theo xác thịt thì chăm những sự thuộc về xác thịt; còn kẻ sống theo Thánh Linh thì chăm những sự thuộc về Thánh Linh... vì sự chăm về xác thịt nghịch với Ðức Chúa Trời, bởi nó không phục dưới luật pháp Ðức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được" (Rô-ma 8:5, 7).

Trước khi Thánh Linh Ðức Chúa Trời có thể vận hành cách sáng tạo trong lòng mỗi chúng ta, Ngài phải kết án và đóng đinh "xác thịt" bên trong chúng ta; tức là Ngài phải có được sự đồng lòng hoàn toàn của chúng ta để thay thế bản ngã tự nhiên với Thân Vị của Ðấng Christ. Sự thay thế này được giải thích rõ ràng trong Rô-ma 6, 7 và 8. Khi Cơ Ðốc nhân tìm kiếm đã trải qua kinh nghiệm đóng đinh được mô tả trong Rô-ma 6 và 7, anh ta bước vào một khu vực rộng rãi, tự do của đoạn 8. Tại nơi đó, bản ngã bị hạ bệ và Ðấng Christ được tôn cao mãi mãi.
Dưới ánh sáng của điều này, chẳng khó khăn gì để mà thấy được lý do tại sao thái độ của Cơ Ðốc nhân hướng về bản ngã mình lại là một bài kiểm tuyệt vời cho giá trị của những kinh nghiệm tôn giáo anh ta trải qua. Hầu hết những bậc thầy của đời sống sâu nhiệm bên trong, như Fenelon, Molinos, John của thập giá (John of the Cross), Madame Guyon và số đông những người khác, đã cảnh báo chống lại những kinh nghiệm tôn giáo giả mạo đem đến nhiều sự thích thú xác thịt nhưng nuôi dưỡng nó là làm cho cõi lòng đầy dẫy tính ích kỷ.

Một nguyên tắc tốt ở đây là: nếu kinh nghiệm này làm cho tôi hạ mình xuống và khiến tôi trở nên nhỏ bé, hèn hạ trong mắt của chính mình, nó đến từ nơi Ðức Chúa Trời; nhưng nếu nó đem đến cho tôi cảm giác của sự tự mãn, nó là giả dối và phải bị đào thải ngay vì xuất phát từ xác thịt hay ma quỷ. Chẳng có gì đến từ nơi Ðức Chúa Trời lại nuôi dưỡng sự kiêu ngạo hay sự tự khen của tôi. Nếu tôi bị cám dỗ đi đến chỗ tự mãn và cảm thấy vượt trội hơn vì mình có một khải tượng đáng lưu ý hay một kinh nghiệm thuộc linh cấp cao, tôi sẽ quỳ xuống và ăn năn mọi sự. Tôi đã trở thành nạn nhân của kẻ thù.

5. Mối quan hệ và thái độ của chúng ta đối với những Cơ Ðốc nhân khác là một bài kiểm chính xác khác dùng kiểm định kinh nghiệm tôn giáo.
Ðôi lúc một Cơ Ðốc nhân sốt sắng nhất, sau khi có sự tiếp xúc đầy ấn tượng nào đấy với thế giới thuộc linh, sẽ tự rút mình ra khỏi vòng những tín hữu là đồng bạn của mình và dấy lên một tinh thần chê trách. Anh ta có thể đã được thuyết phục rằng kinh nghiệm của mình là cao cấp hơn, rằng bây giờ anh ta đang ở trong một trạng thái cao vời của ân điển, và rằng những người khác trong Hội Thánh nơi anh sinh hoạt chỉ là một đám đông hỗn loạn, chỉ có mỗi mình anh là con cái thật của Y-sơ-ra-ên. Anh ta có thể tranh chiến để kiên nhẫn với những người trần tục tôn giáo này, nhưng thứ ngôn ngữ mềm mỏng và nụ cười hạ cố của anh cho thấy rõ quan điểm của anh về họ và về chính anh. Ðây là một tình trạng tâm trí rất nguy hiểm, và càng nguy hiểm hơn nữa, vì nó có thể bào chữa cho chính mình bằng những sự kiện. Người anh em có một kinh nghiệm đáng lưu ý; anh đã nhận lãnh một ánh sáng tuyệt vời nào đấy từ Thánh Kinh; anh đã bước vào một lãnh địa của niềm vui mà trước đó anh chưa từng biết đến. Và có thể những Cơ Ðốc nhân mà anh kể là trần tục, ngu dốt thật sự không có sự hăng hái thuộc linh. Vấn đề không phải ở chỗ anh sai sót gì trong những dữ kiện của mình, bèn là phản ứng của anh đối với những sự thật đó chính là phản ứng của xác thịt. Tình trạng thuộc linh mới của anh đã khiến anh trở nên ít khoan dung hơn.
Cô Julian, trong lối văn cổ, đã nói với chúng ta việc ân điển Cơ Ðốc tác động đến thái độ của chúng ta đối với người khác như thế nào: "Trong mọi sự, sự quan phòng và yêu thương của Ðấng Tạo Hóa đã tạo nên một linh hồn tự xem mình là thấp kém hơn, và gần như đầy dẫy anh ta với lòng kính sợ cũng như sự nhu mì thật; cùng với nhiều sự khoan dung cho những Cơ Ðốc nhân lân cận mình." Bất cứ kinh nghiệm tôn giáo nào không thể làm đậm đà hơn tình yêu thương chúng ta dành cho những Cơ Ðốc nhân khác có thể quả quyết là sai trái.

Sứ đồ Giăng xem tình yêu thương dành cho những Cơ Ðốc nhân xung quanh chúng ta là một kiểm nghiệm của đức tin. "Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật. Bởi đó, chúng ta biết mình thuộc về lẽ thật, và giục lòng vững chắc ở trước mặt Ngài" (I Giăng 3:18, 19). Một lần nữa ông lại nói, "Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau, vì sự yêu thương đến từ Ðức Chúa Trời, kẻ nào yêu thì sanh từ Ðức Chúa Trời và nhìn biết Ðức Chúa Trời. Ai chẳng yêu thương thì không biết Ðức Chúa Trời; vì Ðức Chúa Trời là sự yêu thương" (I Giăng 4:7, 8).
Khi chúng ta tăng trưởng trong ân điển, chúng ta tăng trưởng trong tình yêu thương hướng về dân sự của Ðức Chúa Trời. "Ai yêu Ðức Chúa Trời là Ðấng đã sanh ra, thì cũng yêu kẻ đã sanh ra bởi Ngài" (I Giăng 5:1). Ðiều này chỉ đơn giản có nghĩa là nếu chúng ta yêu Chúa, chúng ta cũng sẽ yêu con cái Ngài. Mọi kinh nghiệm Cơ Ðốc thật sẽ làm sâu đậm thêm tình yêu thương chúng ta dành cho những Cơ Ðốc nhân khác.

Vì thế chúng ta kết luận rằng bất cứ gì có khuynh hướng chia cắt chúng ta với những Cơ Ðốc nhân xung quanh, trong con người hay tấm lòng, không phải là điều đến từ nơi Ðức Chúa Trời, nhưng từ xác thịt hoặc ma quỷ. Và ngược lại, bất cứ gì khiến chúng ta yêu thương con cái Ðức Chúa Trời đó là điều thuộc về Ngài. "Nếu các ngươi yêu nhau, thì ấy là tại điều đó mà thiên hạ sẽ nhận biết các ngươi là môn đồ ta" (Giăng 13:35).

6. Một bài kiểm tra khác về nguồn gốc của kinh nghiệm tôn giáo là: Hãy lưu ý việc nó ảnh hưởng mối quan hệ và thái độ của chúng ta đối với thế gian như thế nào.

Khi dùng từ "thế gian" dĩ nhiên tôi không ám chỉ trật tự đẹp đẽ của thiên nhiên mà Ðức Chúa Trời đã tạo dựng nên vì sự ích lợi và niềm vui thỏa của loài người. Tôi cũng không ám chỉ thế gian của những người hư mất như thể hiện trong ý nghĩa từ ngữ mà Chúa chúng ta đã dùng khi Ngài phán, "Vì Ðức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất, mà được sự sống đời đời. Vả, Ðức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu" (Giăng 3:16, 17). Chắc chắn là bất cứ sự rờ chạm thật sự nào của Ðức Chúa Trời trong linh hồn cũng sẽ khiến cho nhận thức của chúng ta về những vẻ đẹp của tự nhiên ngày càng trở nên sâu sắc hơn, và làm gia tăng tình yêu thương của chúng ta dành cho những người hư mất. Ở đây tôi muốn nói đến một điều hoàn toàn khác.
Hãy để một sứ đồ nói điều đó cho chúng ta: "Vì mọi sự trong thế gian, như sự mê tham của xác thịt, sự mê tham của mắt, và sự kiêu ngạo của đời, đều chẳng từ Cha mà đến, nhưng từ thế gian mà ra. Vả, thế gian với sự tham dục nó đều qua đi, song ai làm theo ý muốn Ðức Chúa Trời thì còn lại đời đời" (I Giăng 2:16, 17).

Ðây là thế gian mà từ đó chúng ta có thể kiểm tra các linh. Nó là thế giới của những vui thú xác thịt, của những niềm hoan lạc vô thần, của sự tìm kiếm sự giàu có trần tục, danh vọng và những niềm hạnh phúc trong tội lỗi. Nó cứ như vậy mà không có Ðấng Christ, đi theo lời khuyên của những kẻ không tin kính và được vua cầm quyền chốn không trung cổ vũ, một tà thần hành động giữa vòng con cái của sự không vâng phục (Ê-phê-sô 2:2). Tôn giáo của nó là một dạng của sự sùng đạo, không có chút quyền năng, có một cái tên để gọi, tồn tại nhưng thực chất đã chết. Nói cách ngắn gọn, nó là xã hội loài người không được cải tạo đang nô đùa trên con đường đi đến địa ngục, hoàn toàn trái ngược với Hội Thánh thật của Ðức Chúa Trời, vốn là một xã hội của những linh hồn được tái sanh đang tỉnh táo và vui mừng bước đi trên con đường dẫn đến thiên đàng.

Bất cứ công việc thật nào của Ðức Chúa Trời trong lòng chúng ta đều sẽ có khuynh hướng làm cho chúng ta không còn phù hợp với sự giao hảo của thế gian. "Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian thì sự kính mến Ðức Chúa Trời chẳng ở trong người ấy" (I Giăng 2:15). "Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hòa hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được không?" (II Cô-rinh-tô 6:14). Có thể khẳng định chắc chắn rằng bất kỳ thần nào cho phép thỏa hiệp với thế gian đều là tà thần. Bất cứ phong trào tôn giáo nào bắt chước thế gian trong bất cứ khía cạnh nào nó thể hiện đều là sai lầm đối với thập giá của Ðấng Christ và ở về phía ma quỷ - và điều này bất chấp việc những người lãnh đạo của nó hô hào: "Hãy tiếp nhận Ðấng Christ" hay, "Hãy để Chúa điều hành công việc làm ăn của bạn" như thế nào.

7. Bài kiểm cuối cùng để trắc nghiệm sự chân thật của kinh nghiệm Cơ Ðốc là nó làm gì với thái độ của chúng ta đối với tội lỗi.

Sự vận hành của ân điển trong lòng của một người tin sẽ xây tấm lòng đó khỏi tội lỗi và hướng về sự thánh khiết. "Vả, ân điển Ðức Chúa Trời hay cứu mọi người, đã được bày tỏ ra rồi. Ân ấy dạy chúng ta chừa bỏ sự không tin kính, và tình dục thế gian, phải sống ở đời này theo tiết độ, công bình, nhân đức, đương chờ đợi sự trông cậy hạnh phước của chúng ta, và sự hiện ra của sự vinh hiển Ðức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Ðức Chúa Jêsus Christ" (Tít 2:11-13).

Tôi không thể thấy nó rõ hơn thế được nữa. Cùng một ân điển vốn cứu rỗi, đã dạy dỗ và sự dạy dỗ của nó vừa phủ nhận vừa khẳng định. Trên phương diện phủ nhận, ân điển dạy chúng ta phản đối, chống lại sự không tin kính và những tham muốn trần tục. Trên phương diện khẳng định, nó dạy chúng ta phải sống đứng đắn, công chính, và tin kính, trong thế giới hiện tại này.

Một người có lòng thành thật sẽ chẳng thấy khó khăn gì ở đây cả. Anh ta chỉ cần kiểm tra lại xu hướng của mình để khám phá ra liệu anh ta quan tâm đến tội lỗi trong đời sống mình nhiều hay ít hơn từ khi công việc được giả định là của ân điển đã hoàn tất. Bất cứ gì làm yếu đi lòng thù ghét của anh đối với tội lỗi có thể được xác định ngay tức thì là điều sai trật đối với Thánh Kinh, đối với Cứu Chúa và đối với linh hồn anh ta. Bất cứ điều gì khiến cho sự thánh khiết trở nên thu hút hơn, và tội lỗi ngày càng trở nên không thể chịu đựng nỗi có thể được chấp nhận là chân thật. "Vì Chúa chẳng phải là Ðức Chúa Trời bằng lòng sự dữ; kẻ ác sẽ không được ở cùng Chúa. Kẻ kiêu ngạo chẳng đứng nổi trước mặt Chúa; Chúa ghét hết thảy những kẻ làm ác" (Thi thiên 5:4, 5).

Ðức Chúa Jêsus đã cảnh báo: "Vì nhiều christ giả và tiên tri giả sẽ dấy lên, làm những dấu lớn, phép lạ, nếu có thể được thì họ cũng đến dỗ dành chính những người được chọn" (Ma-thi-ơ 24:24). Những lời này mô tả thời đại của chúng ta quả thật rất trùng khớp. Với hy vọng rằng "người được chọn" sẽ tìm thấy được lợi ích nào đó nên tôi đã đề ra những bài kiểm tra này. Kết quả nằm ở trong tay Chúa.
A.W.Tozer
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Thờ Phượng



 Tại sao Ðấng Christ đã đến? Tại sao Ngài được thọ thai? Tại sao Ngài được sinh ra? Tại sao Ngài bị đóng đinh? Tại sao Ngài sống lại? Tại sao hiện nay Ngài lại ở bên hữu Ðức Chúa Cha?

Câu trả lời cho mọi câu hỏi trên là, "Ðể Ngài có thể đưa những người thờ phượng ra khỏi những người nổi loạn; để Ngài có thể khôi phục lại cho chúng ta địa vị thờ phượng chúng ta vốn đã biết ngay từ khi được tạo dựng."
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Thế Giới Của Kinh Thánh Và Thế Giới Thực



Khi đọc Kinh Thánh, một người nhạy cảm chắc chắn sẽ cảm nhận được sự khác biệt đáng kể giữa thế giới mà Kinh Thánh bày tỏ và thế giới được những con người có tôn giáo ngày nay nhận thức. Và sự tương phản không ở trong sự tán thành của chúng ta.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Thế Giới Ngày Nay Là Sân Chơi Hay Chiến Trường?



Vật chất dành cho chúng ta, không chỉ chúng là gì; chúng là gì tùy thuộc vào cái mà chúng ta muốn chúng trở thành. Điều này có ý nói rằng thái độ của chúng ta đối với vật chất, cũng giống như trong một cuộc chạy đường dài, quan trọng hơn chính bản thân vật chất. Đây là một đồng tiền phổ biến của tri thức, giống như một đồng xu cổ, bị mòn lẵng vì sử dụng. Nhưng nó chứa đựng bên trên mình một dấu ấn của sự thật và không được từ bỏ nó đi chỉ vì nó rất quen thuộc.
 
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Thập Giá Cũ Và Mới



Mọi người đều không được báo trước và hầu hết là không nhận biết rằng trong thời đại ngày nay đã có một thập giá mới xuất hiện trong vòng các Hội Thánh Tin Lành phổ thông. Nó giống như thập giá cũ, nhưng khác hơn: những điểm giống nhau nằm ở bên ngoài; những cái khác nhau nằm trong bản chất.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...