Thursday, September 19, 2013

CÁC TÀ THYẾT TRONG HỘI THÁNH



             (Thế kỷ II và III)


   Cơ đốc nhân ở thế kỷ thứ hai và thứ ba phải đánh trận mà mọi nhà chiến lược đều cố gắng tránh—một trận đánh trên hai chiến tuyến. Đang khi hội thánh poha3i tranh chiến để bao tồn sự sống còn của mình trước những nỗ lực của chính quyền La mã nhằm tiêu diệt họ, họ còn phải tranh chiến đẩ bảo vệ sự thuần khiết của giáo lý bên trong hội thánh. Những người quay về tiếp nhận Đấng Christ, hoặc ra từ bối cảnh sự cứu rỗi bởi việc làm của Do thái, hoặc từ môi trường của tri thức của triết lý Hi lạp. Trong khi hội thánh chưa có thể dạy dỗ cho họ đầy đủ và đúng đắn, đa số những tân tín hữu nầy có khynh hướng đem những ý kiến ngày trước của họ vào môi trường mới. Người khác cố gắng biến cơ đốc giáo trở nên có vẻ” đáng trân trọng về mặt tri thức trước mặt những tầng lớp thượng lưu trong đất nước”. Mối đe dọa từ những sự xuyên tạc cơ đốc giáo tyheo cách duy luật hay theo triết lý là mối đe dọa rất thực tế trong hội thánh thuộc kỷ nguyên nầy. Có trường hợp những lãnh tụ quá sốt sắng đã triển khai lối giải nghĩa nào đó để sửa trị những điều a1cco1 thật hoặc do tưởng tượng ra trong hội thánh, và có nhiều người đi theo những ý kiến tà giáo của họ cho đến chừng cuối cùng những tà giáo tạo nên những cuộc ly giáo, và những cuộc ly giáo đã xuất hiện những giáo phái mới.


I NHỮNG TÀ GIÁO DUY LUẬT:
   Chắc người ta nghĩ quyết định của giáo hội nghị tại Jerusalem để buông tha người ngoại bang khỏi những đòi hỏi của luật pháp Do thái về lễ nghi và nghi thức để làm những điều kiện cho sự cứu rỗi đã là quyết định chung quyết rồi.Tuy nhiên, những người từ Do thái giáoquay về tin chúa, khi nhìn lại độc thần giáo rồi nghĩ đến Đấng Christ và sự cứu rỗi, thì họ có khuynh hướng pha trộn đức tin với di sản Do thái của mình. Hơn nữa, những hóm Ebionites vẫn bám tại Palestine và những quốc gia lân cận trong khoảng thời gian sau khi chính quyền La mã đàn áp cuộc nổi loạn của người Do thái đưới quyền lãnh đạo của Bar Kochba giữa năm 132 và 135. Những người nầy nhấn mạnh sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời và quyền sáng tạo vũ trụ của Ngài.Họ tin luật pháp Do thái là biểu hiện cao nhất về ý muốn của Ngài và vẫn còn ràng buộc trên con người. Họ tin Chúa Jesus là con trai của Giô-sép, có được tha62nti1nh khi Đức Thánh Linh giáng trên Ngài lúc chịu báp têm.  Do đó, họ ủng hộ những sự dạy dỗ của sách Tin là Mathio, nhưng không thích các tác phẩm của Phao-lô. Họ quả quyết cơ đốc nhân người ngoại bang cũng như Do thái đều vẫn bị ràng buộc bởi luật của Môi-se, và không được cứu rỗi nếu không chịu phép cắt bì và giữ luật pháp Môi-se. Sau khi người La mã phá hủy Jerusalem vào năm 135, họ không còn tạo được nhiều ảnh hưởng nữa.; nhưng sự tồn tại và những tín lý của họ cho thấy là hội thánh phải liên tiếp chiến đấu cho nguyên tắc “đức tin nới một mình Đấng Christ mà thôi mới xưng công bình các nhân ấy trước mặt Đức Chúa Trời”.

II. NHỮNG TÀ GIÁO VỀ TRIẾT LÝ:
A. Trí Huệ Giáo:
   Mối đe dọa còn lớn hơn nữa đến sự thuần khiết giáo lý của đức tin cơ đốc đến từ triết lý Hi lạp. Trong số người trở về với cơ đốc giáo, người ngoại bang đông hơn người Do thái. Giữa vòng những người nầy có rất nhiều triết gia muốn pha trộn cơ đốc giáo với triết lý hay muốn khoác cho triết lý ngoại giáo một lớp áo cơ đốc.
   Trí huệ giáo, mối đe dọa lớn nhất trong những mối đe dọa thuộc triết lý, đạt đến đỉnh cao vào khoảng năm 150. Cội nguồn của thuyết nầy có từ thời Tân ước. Dường như Phao-lô tranh chiến với hình thức phôi thai của Trí huệ thuyết trong thơ gởi cho người Cô-lôse. Truyền khẩu cơ đốc liên hệ nguồn gốc của trí huệ thuyết với Simon Magus, là người đã bị Phi-e-rơ quở trách cách nghiêm khắc ở Sa-ma-ri, khi Si môn dùng tiền mua an6n tứ Đức Thánh Linh.
   Trí huệ thuyết xuất phát từ lòng khao khát tự nhiên của con người muốn tạo ra một nền thần lý học (theodicy), tức sự giải nghĩa về nguồn gốc của điều ác.Vì cớ Trí huệ phái liên kết vật chất với điều ác
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...